Phát hiện 25 nguồn bí ẩn liên tục phát tín hiệu vô tuyến đến Trái đất
25 nguồn bí ẩn phát ra cái gọi là "chớp sóng vô tuyến" cực mạnh, lặp đi lặp lại, đã được xác định bởi các nhà khoa học Canada.
Chớp sóng vô tuyến (FRB) vẫn luôn là một trong những dạng tín hiệu bí ẩn nhất. Một số ít phát ra từ ngay trong Milky Way (tức thiên hà chứa Trái đất - Ngân Hà), đa số từ các nguồn rất xa xôi trong không gian sâu.
Chúng mạnh mẽ, có khi đủ thắp sáng cả thiên hà nơi chúng khởi nguồn, nhưng là gì thì vẫn còn là một ẩn số. Có giả thuyết cho là vụ va chạm "sao thây ma" neutron, có giả thuyết cho là sự sáp nhập lỗ đen quái vật, và cả giả thuyết về các nền văn minh ngoài hành tinh.
Một bản đồ thể hiện các chớp sóng vô tuyến đã được nhận biết trên bầu trời - (Ảnh: NRAO).
Vì vậy nắm bắt các chớp sóng vô tuyến, đặc biệt là các tín hiệu hiếm hoi lặp đi lặp lại, "dội bom" liên tục vào các đài thiên văn Trái đất, là điều các nhà khoa học luôn trông đợi. Bởi các tín hiệu lặp lại cung cấp thêm cơ hội để xác định nguồn gốc của chúng.
Theo tờ Space, nhóm khoa học gia phối hợp giữa Tổ chức Hợp tác thí nghiệm lập bản đồ cường độ hydro (CHIME/FRB) và Đại học Toronto (Candada) đã xác định thêm 25 chớp sóng vô tuyến trong nghiên cứu mới, đều là loại lặp đi lặp lại.
Điều này đã giúp nâng tổng số chớp sóng vô tuyến lặp lại được xác định bởi các đài thiên văn địa cầu lên gấp đôi - 50 cái.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết hai quần thể chớp sóng vô tuyến - phát một lần và lặp đi lặp lại - dường như có các đặc điểm khác nhau, bao gồm thời gian tồn tại và dải tần số mà chúng được quan sát.
Để tìm ra "kho báu" 25 tín hiệu bí ẩn đó, các nhà khoa học đã phải huy động nhiều đài quan sát thiên văn vô tuyến, với hệ thống chủ lực là kính viễn vọng CHIME đặt tại Đài quan sát Dominion (Canada), quét toàn bộ bầu trời phía Bắc mỗi ngày.
Dữ liệu về 25 nguồn tín hiệu mới sẽ được chia sẻ với cộng đồng khoa học để tiếp tục phân tích và tìm ra sự thật về chúng - loại quái vật vũ trụ nào phát ra chúng, hoặc cơ may hiếm thấy về những người bạn ngoài Trái đất.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.
