Tàu vũ trụ Nga đưa phi hành đoàn mới lên ISS

Vào sáng sớm nay, Nga đã phóng tàu vũ trụ Soyuz để đưa một phi hành đoàn mới gồm 3 nhà du hành cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), gần 50 năm sau chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Yuri Gagarin.


Tàu Soyuz đang rời bệ phóng tại Kazakhstan.

Hai phi hành gia Nga và một phi hành gia người Mỹ dự kiến sẽ sớm gặp 3 người khác - một người Nga, một người Mỹ và một người Italia - trên ISS.

Con tàu của họ được trang trí với tên và chân dung của nhà du hành người Nga Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ. Chuyến đi lịch sử của Gagarin (12/4/1961) sẽ kỷ niệm tròn 50 năm trong tháng này.

Tàu Soyuz TMA-1 của Nga đã được phóng lên từ trung tâm vũ trụ Baikonur tại Kazakhstan lúc 4h18 sáng 5/4 giờ địa phương (tức 7h18 giờ Việt Nam), và dự kiến sẽ cập ISS vào tới 5 này.

Đây là lần đầu tiên 2 phi hành gia Nga Andrei Borisenko, 46 tuổi, và Alexander Samokutyayev, 40 tuổi, tới ISS, trong khi nhà du hành người Mỹ Ron Garan, 49 tuổi, từng sống trên ISS 13 ngày trong một sứ mệnh tàu con thoi năm 2008.


3 phi hành gia của chuyến đi.

Chúng tôi có Ron, một người nhiều kinh nghiệm và ông ấy đã hứa giúp đỡ chúng tôi trong một số vấn đề và vượt qua những cảm giác lạ mà chúng tôi có thể gặp phải”, phi hành gia Samokutyayev nói với báo giới trước khi lên tàu Soyuz.

Theo truyền thống, 3 phi hành gia đã tới thăm cabin nơi Gagarin nghỉ đêm cuối cùng trước khi thực hiện chuyến bay.

Phi hành gia Ron Garan nói ông thấy xúc động khi tới thăm cabin, nơi tất cả đồ đạc và thậm chí các vật dụng cá nhân của nhà vũ trụ tiên phong vẫn được giữ nguyên vẹn.

“50 năm trước, một quốc gia đã đưa một phi hành gia vào vũ trụ, cơ bản là vì một cuộc đua. Nhưng hôm nay, 3 chúng tôi đại diện cho nhiều quốc gia của sự hợp tác quốc tế vốn xây dựng nên ISS”, nhà du hành Garan nói.

Video phóng tàu Soyuz: 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News