Tàu vũ trụ Nhật Bản sẽ trở về Trái đất vào tháng 12

Tàu Hayabusa2 đang trên đường "hồi hương", mang theo những mẫu vật quý giá thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu 4,5 tỷ năm tuổi.

Cơ quan Vũ trụ Australia (ASA) và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hôm 14/7 thông báo tàu Hayabusa2 sắp trở về Trái đất sau nhiều năm hoạt động ngoài không gian. Con tàu dự kiến hạ cánh gần thị trấn Woomera, Nam Australia, ngày 6/12. JAXA đang hợp tác với ASA để đảm bảo có thể đón và thu hồi con tàu an toàn.


Tàu vũ trụ Hayabusa2 sẽ trở về hành tinh xanh trong 5 tháng tới. (Ảnh: IFL Science).

Tàu Hayabusa2 của JAXA phóng lên vũ trụ tháng 12/2014 và tới tiểu hành tinh Ryugu tháng 6/2018. Nó bắt đầu rời khỏi quỹ đạo của tiểu hành tinh đường kính 900 m này vào ngày 13/11 năm ngoái. Hiện tại, con tàu cách Trái đất khoảng 90 triệu km.

Hayabusa2 cần ba năm rưỡi để đến Ryugu nhưng hành trình trở về sẽ nhanh hơn nhiều. Nhờ sự tính toán cẩn thận của các nhà khoa học, chuyến hồi hương của con tàu chỉ mất khoảng một năm. Nguyên nhân là Ryugu đã bay đến gần Trái đất hơn so với năm 2014.

Các nhà khoa học hy vọng tàu Hayabusa2 sẽ cung cấp thêm thông tin về thời kỳ sơ khai của Hệ Mặt trời. Các tiểu hành tinh ra đời cùng thời điểm nhưng không trải qua những biến đổi liên tục như hành tinh. Do đó, việc phân tích chúng có thể mang lại dữ liệu mới về Hệ Mặt trời 4,6 tỷ năm trước.

Hayabusa2 là nhiệm vụ thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh thứ hai trong lịch sử. Trước đó, tàu Hayabusa đã lấy mẫu vật từ tiểu hành tinh 25143 Itokawa và trở về Trái đất năm 2010. Nhiệm vụ thứ ba do tàu OSIRIS-Rex của NASA thực hiện. Con tàu dự kiến thu thập mẫu vật trên tiểu hành tinh Bennu vào tháng 10 năm nay.

Nhiệm vụ Hayabusa2 đánh dấu lần đầu tiên robot thám hiểm được thả xuống bề mặt tiểu hành tinh và hoạt động thành công. Robot này cũng gửi về những bức ảnh đầu tiên chụp từ bề mặt một tiểu hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News