Tàu vũ trụ sắp bay tới cách sao Kim 7.500km
Tàu vũ trụ Solar Orbiter sẽ tận dụng lực hấp dẫn của sao Kim để điều chỉnh quỹ đạo và bay về phía mục tiêu chính là Mặt Trời.
Solar Orbiter, tàu vũ trụ do NASA và ESA hợp tác vận hành, sẵn sàng cho chuyến bay qua sát sao Kim đầu tiên. Thời điểm tiếp cận gần nhất là 19h39 ngày 27/12 theo giờ Hà Nội. Khi đó con tàu sẽ bay qua cách khí quyển sao Kim khoảng 7.500km. Trong những chuyến tiếp cận sau, con tàu sẽ đến gần hơn nhiều, chỉ khoảng vài trăm km.
Minh họa tàu Solar Orbiter bay tới sát sao Kim. (Ảnh: ESA/ATG medialab).
Solar Orbiter là tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt trời. Nó cần thực hiện những chuyến bay qua sát sao Kim để tận dụng lực hấp dẫn của hành tinh này, tới gần Mặt Trời hơn và điều chỉnh quỹ đạo để quan sát mục tiêu ở nhiều góc khác nhau.
Trong chuyến tiếp cận ngày 27/12, một số dụng cụ khoa học của Solar Orbiter sẽ khởi động để ghi lại dữ liệu về môi trường xung quanh con tàu. Nó không thể chụp ảnh sao Kim vì camera phải hướng về Mặt trời. Khi chuẩn bị cho chuyến tiếp cận, các trạm mặt đất của ESA và các chuyên gia về động lực học bay sử dụng kỹ thuật Delta-DOR để xác định chính xác vị trí và đường bay của Solar Orbiter trong không gian.
Tàu vũ trụ Solar Orbiter phóng từ căn cứ không quân Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ, lúc 11h03 ngày 10/2. Đến ngày 17/12, con tàu ở vị trí cách Trái Đất 235 triệu km và cách sao Kim 10,5 triệu km. Tín hiệu từ Trái Đất truyền tới con tàu hoặc ngược lại sẽ cần khoảng 13 phút.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
