Tàu vũ trụ siêu nhỏ "đi nhờ" laser khám phá thiên hà

Ước mơ du hành vũ trụ tới các hệ thiên hà xa xôi của con người có thể được hiện thực hóa bằng các tàu vũ trụ siêu nhỏ di chuyển nhờ laser.

Bắn laser đưa tàu vũ trụ siêu nhỏ khám phá thiên hà

Để có thể di chuyển tới các hành tinh khác, tàu vũ trụ chở người cần phải có tốc độ rất cao, đồng nghĩa với rất nhiều nhiên liệu. Cho dù là nhiên liệu nguyên tử hay phản vật chất, thì mang nhiều nhiên liệu sẽ làm tàu vũ trụ khó tăng tốc.


Tàu vũ trụ siêu nhỏ di chuyển nhờ laser. (Ảnh minh họa: Rom.ac)

Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể vượt qua khó khăn này bằng cách đẩy tàu vũ trụ đi nhờ laser. Đây là các tàu vũ trụ di chuyển nhờ những chùm tia bắn từ quỹ đạo Trái Đất, không cần quá nhiều nhiên liệu làm lực đẩy. Ý tưởng này đang được thử nghiệm phát triển trên các tàu vũ trụ siêu nhỏ, trong lúc chờ đợi giải pháp cho tàu vũ trụ cỡ lớn.

Đây là ý tưởng của nhà nghiên cứu Philip Lubin, thuộc Đại học California, là 1 trong 15 ý tường giành giải thưởng thuộc dự án “Các ý tưởng sáng tạo tiên tiến” của NASA (NIAC) giai đoạn I.

Các đầu dò siêu nhỏ nặng một gam sẽ di chuyển trên một chùm laser được phát ra từ quỹ đạo Trái Đất, mang theo các cảm biến nhỏ để đo đạc và báo cáo lại các thông tin khảo sát được. Đột phá trong công nghệ hướng năng lượng cho phép thu nhỏ nguồn phát laser công suất lớn, gắn chúng vào các bộ khuyếch đại quay quanh Trái Đất, cung cấp năng lượng cho đầu dò di chuyển.

Nếu thử nghiệm thành công, họ sẽ phát triển đầu dò lớn hơn. Theo tính toán, hệ thống lớn nhất sẽ có công suất khoảng 50-70 gigawatts, có khả năng tăng tốc cho các tàu vũ trụ siêu nhỏ với đạt 26% vận tốc ánh sáng trong 10 phút. Con tàu sẽ tới sao Hỏa trong vòng 30 phút, bắt kịp Voyager 1- tàu vũ trụ di chuyển xa Trái Đất nhất tới nay (đã hạ cánh xuống sao Kim và sao Thổ) trong vòng ba ngày và tiếp cận hệ sao Alpha Centauri (cách mặt trời 4,37 năm ánh sáng) trong vòng 15 năm. Các tàu lớn hơn sẽ cần nhiều thời gian tăng tốc hơn nhưng sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian di chuyển so với các tàu vũ trụ hiện nay.

Để hiện thực hóa ý tưởng này, các nhà khoa học sẽ phải tìm cách hội tụ chùm laser chính xác vào tàu vũ trụ siêu nhỏ, cũng như tìm ra giải pháp cho vấn đề truyền dữ liệu từ tàu về Trái Đất. Cho dù vậy, theo các chuyên gia như Les Johnson - kỹ sư công nghệ của NASA thì tính khả thi của dự án này là rất cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News