Tê giác húc trâu nặng một tấn lộn nhào
Trâu tách đàn để đương đầu với tê giác trắng to lớn nhưng nhanh chóng thất bại và phải chạy trở về.
Khi sắp kết thúc chuyến tham quan tại khu bảo tồn Kariega, Nam Phi, hướng dẫn viên Braden Colling bắt gặp một đàn trâu trông rất kích động. Anh quan sát và phát hiện một con tê giác trắng đực có vẻ đang xâm phạm vùng đất của đàn trâu. Tiếp theo, con trâu nặng khoảng một tấn tách ra khỏi đàn để đương đầu với đối thủ to lớn. Cuộc đụng độ xảy ra từ tháng 10/2019 nhưng mới được Colling đăng lên mạng xã hội và thu hút nhiều sự chú ý, Mail hôm 1/10 đưa tin.
Braden lái xe tới gần hơn để quan sát. Anh chứng kiến tê giác vờn trâu một lát, sau đó dùng sừng húc nó lộn nhào. Trâu thua cuộc thảm hại và chạy trở về đàn. "Thật khó tin. Khi thấy tê giác húc bay trâu dễ dàng như vậy, tôi cực kỳ sửng sốt", Braden chia sẻ.
"Tôi biết tê giác rất khỏe, nhưng đây thực sự là màn trình diễn sức mạnh ấn tượng. Trong các chuyến tham quan, tôi gọi tê giác là những cỗ xe tăng của châu Phi hoang dã. Cơ thể chúng là 2,5 tấn cơ bắp", anh nói thêm.
Braden cho biết, may mắn là trâu và tê giác đều không bị thương sau sự việc. Đây là lần đầu tiên anh chứng kiến trận chiến như vậy giữa tê giác và trâu. Khi hai sinh vật này chạm mặt, chúng thường chừa cho nhau nhiều không gian nhất có thể.
"Trâu rất nóng tính nhưng tê giác trắng thường không hung dữ đến vậy. Chúng phải dựa vào khứu giác vì thị lực rất kém. Tôi tin rằng con tê giác này đã có một ngày tồi tệ và trâu khiến nó nổi cơn thịnh nộ", Braden nhận định.
Tê giác trắng (Ceratotherium simum) là động vật ăn cỏ nặng khoảng 1,6 - 4 tấn. Chúng có hai sừng, sừng phía trước lớn và nổi bật hơn. Tê giác cái dùng sừng để bảo vệ con, trong khi con đực dùng sừng để chiến đấu với kẻ thù. Tuy nhiên, sừng cũng là nguyên nhân khiến nhiều tê giác bị giết chết. Tại một số nơi như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, sừng tê giác được dùng làm thuốc. Trong khi ở Bắc Phi và Trung Đông, nó có thể dùng làm chuôi dao găm trang trí.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
