Tên lửa Ấn Độ gặp sự cố thảm khốc khi phóng vệ tinh theo dõi Trái đất
Lần phóng vệ tinh đầu tiên trong năm 2021 của Ấn Độ đã kết thúc trong thất bại khi tên lửa gặp sự cố thảm khốc, khiến vệ tinh theo dõi Trái đất mất tích.
Theo Space, Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết, vụ phóng vệ tinh theo dõi Trái đất ngày 12/8 của nước này đã thất bại.
Một tên lửa GLSV của Ấn Độ mang theo vệ tinh quan sát Trái đất EOS-O3 đã cất cánh từ bệ phóng thứ hai của Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan trên đảo Sriharikota, Ấn Độ vào ngày 12/8 nhưng nó không thể tiếp cận quỹ đạo.
Theo đó, vệ tinh EOS-03 với chức năng theo dõi nhanh các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, mây mù và giông bão, được phóng bởi phương tiện phóng vệ tinh không đồng bộ địa lý (GSLV) lúc 5h43 sáng 12/8 (theo giờ địa phương), từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ở miền Nam Ấn Độ.
Vệ tinh dự định được đặt trong quỹ đạo địa tĩnh cách đường xích đạo Trái đất gần 36.000km. Các nhà khoa học đã gắn một kính viễn vọng lớn trên vệ tinh để nhìn xuống tiểu lục địa Ấn Độ.
Mặc dù quá trình cất cánh diễn ra suôn sẻ nhưng tên lửa đã thất bại trong giai đoạn cuối cùng, theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO).
"Hoạt động của giai đoạn đầu tiên và thứ hai diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối, hệ thống đánh lửa của động cơ tên lửa đã không hoạt động do sự cố kỹ thuật. Nhiệm vụ không thể hoàn thành như dự định", ISRO cho hay.
ISRO không cho biết thông tin tình trạng tên lửa GSLV và vệ tinh EOS-03, hiện đã mất tích sau sự cố phóng thất bại.
Jonathan McDowell, nhà thiên văn học làm việc ở Mỹ, cho rằng vệ tinh và tên lửa của Ấn Độ có thể đã rơi xuống biển Andaman, phía tây Thái Lan.
Ấn Độ nổi tiếng là nhà sản xuất vệ tinh chụp ảnh Trái đất và khả năng phóng vệ tinh lên quỹ đạo thấp với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với phương Tây.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, Ấn Độ đã chuyển hướng sang lĩnh vực có tiềm năng sinh lời cao hơn là phóng các vệ tinh địa tĩnh có trọng lượng nặng hơn được sử dụng cho viễn thông và khí tượng học. Nhưng sự cố phóng GSLV hôm 12/8 đã phá vỡ chuỗi 14 lần phóng thành công của ISRO.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì
