Tên lửa đầu tiên trên thế giới dùng nhiên liệu từ than đá

Tên lửa Tianlong-2 của startup Trung Quốc Space Pioneer phóng thành công lần đầu tiên hồi tháng 4 với nhiên liệu là dầu kerosene hàng không gốc than đá.


Vụ phóng tên lửa Tianlong-2 ngày 2/4.

Nhiên liệu mới của Space Pioneer hoạt động tốt như dầu kerosene hàng không làm từ dầu mỏ. Một số chuyên gia vũ trụ cho biết, nó cung cấp năng lượng an toàn và hiệu quả cho ngành hàng không vũ trụ vốn khan hiếm nhiên liệu của Trung Quốc, SCMP hôm 25/5 đưa tin.

Các động cơ tên lửa đòi hỏi nhiên liệu cao cấp và dầu kerosene tên lửa truyền thống chỉ có thể tinh chế từ dầu mỏ chất lượng cao thông qua quy trình chiết xuất phức tạp. Nguồn cung nhiên liệu như vậy luôn gặp nhiều thách thức khi Trung Quốc có trữ lượng dầu hạn chế và chất lượng mỏ dầu nhìn chung không cao.

Vụ phóng tên lửa đầu tiên chạy bằng dầu kerosene hàng không gốc than đá được coi là một thành tựu mang tính bước ngoặt trong ngành hàng không vũ trụ.

"Thành công của nghiên cứu mới giúp mở rộng nguồn cung nhiên liệu cho ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đặt nền tảng vững chắc cho việc phóng tên lửa đẩy thế hệ mới", China Space News, tờ báo thuộc Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC), cho biết.

Tên lửa đầu tiên trên thế giới dùng nhiên liệu từ than đá
Tên lửa dùng nhiên liệu than đá được coi là một thành tựu mang tính bước ngoặt trong ngành hàng không vũ trụ.

Dầu kerosene hàng không gốc than đá do nhiều công ty nhà nước Trung Quốc phối hợp phát triển, bao gồm Viện Nghiên cứu số 165 thuộc CASC, Công ty Hóa chất Than lỏng thuộc Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Than Ninh Hạ.

Sau nhiều năm thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện, dầu kerosene hàng không sản xuất từ quá trình hóa lỏng than đá có các đặc tính tương tự loại làm từ dầu mỏ. Phát hiện này mang đến giải pháp năng lượng hàng không vũ trụ đầy hứa hẹn vì Trung Quốc có nguồn tài nguyên than dồi dào và công nghệ chuyển đổi than thành chất lỏng đang hoàn thiện.

"Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng, viện đã phát triển thành công dầu kerosene hàng không gốc than đá, thiết lập dây chuyền sản xuất với sản lượng hàng năm đạt 5.000 tấn (ước tính cung ứng cho hơn 30 chuyến bay). Đến năm 2025, sản lượng hàng năm dự kiến tăng lên khoảng 30.000 tấn", Fu Quanjun, phó giám đốc Viện Nghiên cứu số 165, cho biết.

Ngày 2/4, sau hơn 300 thử nghiệm động cơ và thời gian thử nghiệm kéo dài hơn 60.000 giây, tên lửa Tianlong-2 phóng thành công với nhiên liệu mới. Động cơ nhiên liệu lỏng YF-102 trên Tianlong-2 do Viện Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ số 6 phát triển, là động cơ tiêu chuẩn cho các phương tiện phóng thế hệ mới của Trung Quốc. Các tên lửa Trường Chinh 5, 6 và 7 đều sử dụng động cơ thuộc series này, đồng nghĩa chúng cũng có thể sử dụng dầu kerosene hàng không vũ trụ gốc than đá làm nhiên liệu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Máy bay vũ trụ chở người vào không gian

Máy bay vũ trụ chở người vào không gian

Virgin Galactic thực hiện thành công chuyến bay chở người thứ 5 lên không gian cận quỹ đạo trước khi bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng tới.

Đăng ngày: 26/05/2023
Lần đầu tiên, ESA bắt được

Lần đầu tiên, ESA bắt được "sao ma quỷ" làm bằng vật chất tối?

Điểm dị thường trong dữ liệu của vệ tinh lập bản đồ bầu trời Gaia của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) rất có thể là " ngôi sao trong truyền thuyết" - sao boson - được làm bằng vật chất tối.

Đăng ngày: 26/05/2023
Núi rác quần áo hơn 39.000 tấn ở sa mạc Atacama, Chile nhìn từ vũ trụ

Núi rác quần áo hơn 39.000 tấn ở sa mạc Atacama, Chile nhìn từ vũ trụ

Bãi rác khổng lồ chứa quần áo " thời trang nhanh" ở sa mạc Atacama lớn đến mức các vệ tinh có thể quan sát rõ.

Đăng ngày: 25/05/2023
Tín hiệu vô tuyến từ một ngôi sao sắp chết sẽ như thế nào?

Tín hiệu vô tuyến từ một ngôi sao sắp chết sẽ như thế nào?

Khi những ngôi sao như Mặt trời chết đi, chúng có xu hướng phát ra tiếng thút thít chứ không phải tiếng nổ.

Đăng ngày: 25/05/2023
Mỹ và Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc "chia sẻ" Mặt trăng ra sao?

Cả 2 quốc gia đều đặt mục tiêu nghiên cứu xung quanh hố Shackleton gần cực nam của Mặt trăng, một vị trí thích hợp để hạ cánh và có thể chứa nước.

Đăng ngày: 25/05/2023
Phát hiện nấm mồ của trạm đổ bộ Nhật Bản trên Mặt trăng

Phát hiện nấm mồ của trạm đổ bộ Nhật Bản trên Mặt trăng

Tàu quay quanh quỹ đạo Lunar Reconnaissance của NASA phát hiện những mảnh vỡ của trạm đổ bộ tư nhân Nhật Bản hạ cánh thất bại trên Mặt Trăng hồi tháng 4.

Đăng ngày: 25/05/2023
NASA chụp cận cảnh

NASA chụp cận cảnh "mặt trăng bị tra tấn" bởi hành tinh mẹ

Tàu vũ trụ trụ Juno của NASA đã chụp được khoảnh khắc " hỏa ngục" đáng sợ của mặt trăng mang tên nữ thần Hy Lạp xinh đẹp Io.

Đăng ngày: 23/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News