Tên lửa Nga chở vệ tinh Mexico rơi khi vừa phóng

Tên lửa đẩy Proton-M của Nga chở vệ tinh viễn thông Mexico MexSat-1 rơi xuống miền đông Siberia ngay sau khi rời bệ phóng vài phút.

Tên lửa  đẩy Proton-M Nga chở vệ tinh Mexico rơi khi vừa phóng

Roscosmos, cơ quan hàng không vũ trụ Nga cho biết, nguyên nhân dẫn tới sự cố trên có thể do động cơ bị hỏng ở giai đoạn thứ ba, khi tên lửa ở độ cao cách Trái Đất 161 km, khoảng 8 phút sau khi rời bệ phóng ở Baikonour, Kazakhstan.

Cơ quan này cho biết, cả tên lửa và vệ tinh do Boeing chế tạo không phóng tới quỹ đạo dự kiến, rất có thể cháy rụi trong bầu khí quyển khi rơi trở lại Trái Đất.

Các nhà chức trách ở miền đông Siberia hy vọng sẽ tìm thấy mảnh vỡ ở khu vực Zabaikalsky, biên giới giáp Mông Cổ và Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có thông báo tìm được mảnh vỡ. Hiện chưa rõ tổn thất vụ việc là bao nhiêu, nhưng chính phủ Mexico cho biết đã đầu tư 300 triệu USD vào vệ tinh và 90 triệu USD thuê phóng.

Một năm trước, tên lửa đẩy Proton-M cũng từng phóng hỏng một vệ tinh viễn thông, nhưng sau đó phóng thành công 6 vụ khác. Đây là dòng tên lửa đẩy được Nga phát triển từ giữa thập niên 60.

Hãng Interfax dẫn lời nguồn tin trong ngành cho biết, thất bại lần này có thể dẫn tới việc đình chỉ tất cả các vụ phóng Proton-M sắp tới, bao gồm cả vụ phóng tên lửa mang vệ tinh Anh vào tháng sau.

Theo AP, đây là thất bại mới nhất trong chuỗi sự cố gần đây của ngành hàng không vũ trụ Nga. Tháng trước, tàu vũ trụ không người lái Progress của nước này chở hơn ba tấn hàng hóa bao gồm thực phẩm, nhiên liệu và vật dụng cần thiết cho phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã mất kiểm soát trong không gian và rơi xuống Trái Đất, bị thiêu rụi trong bầu khí quyển, gây tổn thất gần 60 triệu USD.

Các chuyên gia nhận định, chương trình hàng không của Nga đang bị ảnh hưởng bởi tư duy lối mòn, sự suy giảm trong tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng.

"Dường như ngành công nghiệp vũ trụ Nga đang dần tan rã," Yuri Karash, nhà khoa học không gian nổi tiếng, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đánh giá. Lương thấp, không có dự án mới khiến những người làm việc trong ngành này không hứng thú nghiên cứu phát triển tên lửa như 50 năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News