Thả voọc mông trắng về rừng

Hôm qua, Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC), Ninh Bình đã thả hai con voọc mông trắng - loài đặc hữu của Việt Nam về tự nhiên.

Hoạt động trên nằm trong dự án "Tái hòa nhập loài voọc mông trắng vào khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long" giai đoạn 2011 - 2013, nhằm tăng số lượng quần thể voọc mông trắng cho Việt Nam và thế giới.


Hai con voọc mông trắng trước khi vào tự nhiên đã trải qua các buổi
huấn luyện của Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp. (Ảnh: Thu Hiền)

Ông Tilo Nadler, Giám đốc EPRC cho biết, hai con voọc một đực và một cái trước khi thả về tự nhiên tại Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, chúng đã được kiểm tra sức khỏe và gắn chíp định vị điện tử, để các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của từng con.

Đây là lần thứ hai voọc mông trắng được thả về tự nhiên. Lần đầu tiên vào tháng 8/2011, một gia đình voọc thả cũng thả về Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long - nơi cư trú của rất đông quần thể voọc mông trắng.

Voọc mông trắng có tên khoa học Trachypithecus delacouri, là một trong bốn loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và một trong năm loài linh trưởng nguy cấp của Việt Nam. Chúng cũng là loài có tên trong danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp hàng đầu thế giới.


Một con voọc mông trắng thích nghi dần với điều kiện hoang dã. (Ảnh: Thu Hiền)

Loài động vật quý hiếm này phân bố nhiều tại các tỉnh Ninh Bình, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Chúng sinh sống chủ yếu trong rừng thứ sinh, trên các cây gỗ mọc trên vách đá cao 4 - 5m và vùng có hang động.

Tổng số cá thể voọc mông trắng đang được nuôi giữ tại EPRC chiếm 10% số voọc còn lại trên thế giới. Trong ba năm 2011-2013, dự án của Việt Nam và Đức dự kiến đưa vào tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long khoảng 10 con voọc sinh trưởng trong điều kiện nuôi nhốt tại EPRC.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 04/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News