Thảm kịch của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu kèm theo hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến sông băng tan chảy, lũ lụt càn quét khắp nơi, gây ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước ở nhiều khu vực trên thế giới.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Băng tan chảy là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của con người khi nhắc đến hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các sông băng trên thế giới đang ngày càng khuyết dần dưới tác động của nền nhiệt tăng cao. Trong ảnh là hiện tượng nứt vỡ trên sông băng Perito Moreno ở Argentina.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Băng tan còn ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó gấu trắng Bắc Cực là ví dụ điển hình. Khu vực săn mồi của gấu trắng là những vùng đất lạnh và đóng băng, nhưng khi nơi này bị ảnh hưởng bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu, chúng buộc phải trở thành những kẻ tấn công và ăn thịt những đứa con của chúng.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Theo các chuyên gia, hiện chưa thể xác định mối liên hệ trực tiếp một cách chính xác giữa biến đổi khí hậu và cháy rừng. Tuy nhiên, họ tin rằng sự gia tăng các vụ cháy rừng ở miền tây nước Mỹ một phần do nhiệt độ ấm dần. Giới chuyên gia dự đoán nếu nhiệt độ tăng, các vụ cháy rừng, như trường hợp ở California năm 2012, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Mực nước biển dâng cao và sự xuất hiện của các cơn bão kéo theo nguy cơ lũ lụt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mưa lớn gây lũ lụt quét qua bang Colorado của Mỹ năm 2013 từng nhấn chìm nhiều khu vực dưới biển nước.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Một bé trai đang ngủ trên chiếc ghế sofa trôi nổi giữa đường phố ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, trong đợt ngập lụt năm 2010.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Mưa lũ từng càn quét và gây thiệt hại nặng nề ở nhiều khu vực gần sông Amazon của Brazil năm 2012, trong khi hạn hán lại tàn phá miền đông bắc nước này. Người phụ nữ trong ảnh đang lấy nước từ một hồ nước gần khô cạn ở bang Bahia.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Nhiệt độ tăng cao được dự báo là sẽ ảnh hưởng lớn đến các nguồn cung cấp nước trên thế giới. Con cua trong ảnh đã chết khô ở một hồ nước cạn kiệt gần thủ đô Soeul, Hàn Quốc, trong đợt hạn hán nghiêm trọng năm 2012.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Hàng nghìn con cá chết trôi nổi trên mặt hồ Nageen, thành phố Srinagar, Ấn Độ. Thời tiết nóng khiến lượng oxy trong nước giảm thấp hơn so với điều kiện bình thường là nguyên nhân khiến cá chết. Nhiệt độ tăng cao cũng là mối đe dọa đối với sinh vật thủy sinh.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Nước trong nhiều hồ tại Trung Quốc chuyển sang màu xanh lục vì sự bùng phát của tảo, sinh ra nhiều độc tố nguy hiểm cho các sinh vật khác dưới nước. Màu sắc loang lổ ở hồ Sào (ảnh), thuộc thành phố Sào Hồ, tỉnh An Huy, hình thành do sự xuất hiện của tảo. Chất lượng nước là một trong những vấn đề môi trường đáng báo động ở Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Bất chấp hàng loạt tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục thải carbon và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí và sức khỏe con người. Nhà máy điện Belchatow của Ba Lan (ảnh) là nhà máy điện sử dụng than đốt, gây ô nhiễm không khí với 37 triệu tấn khí CO2 chỉ trong năm 2013.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Rừng là nơi dự trữ carbon hay các bể chứa carbon của Trái Đất. Tuy nhiên, hoạt động đốt rừng đã "giải phóng" lượng carbon được dự trữ vào không khí. Đốt rừng hay tàn phá rừng cũng làm tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Thảm kịch của biến đổi khí hậu
Lượng khí methane thải ra từ hoạt động chăn nuôi gia súc chiếm một phần lớn trong tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bò là nguồn phát thải khí methane lớn nhất tại Mỹ trong năm 2012.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Nào ta cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.

Đăng ngày: 12/09/2019
Binh lính trong Chiến tranh Thế giới 2 tắm như thế nào?

Binh lính trong Chiến tranh Thế giới 2 tắm như thế nào?

Chuyện tắm rửa của binh lính trong Chiến tranh Thế giới 2 không phải là điều đơn giản, nhất là khi mùa đông ở châu Âu có thể lạnh tới âm 30 độ C.

Đăng ngày: 25/02/2018
101 điều thú vị về trái đất (Kỳ 1)

101 điều thú vị về trái đất (Kỳ 1)

Chúng ta đang sống trên một quả cầu đầy những điều kỳ quặc và độc đáo. Thực chất nó không phải hình cầu mà là một hành tinh hoang dại, lổn nhổn những ngọn núi lửa lụi tàn, rung chuyển bởi các trận động đất kinh ho&agra

Đăng ngày: 27/11/2017
Cận cảnh vẻ đẹp ngôi làng Thụy Sĩ thưởng tiền cho người tới sống

Cận cảnh vẻ đẹp ngôi làng Thụy Sĩ thưởng tiền cho người tới sống

Nếu bạn muốn đổi gió và tận hưởng cuộc sống bình yên, ngôi làng tuyệt đẹp ở Thuỵ Sĩ này là một lựa chọn hoàn hảo.

Đăng ngày: 27/11/2017
Nao lòng ngắm cảnh đẹp nên thơ của mùa đông Hà Nội

Nao lòng ngắm cảnh đẹp nên thơ của mùa đông Hà Nội

Cùng ngắm nhìn khoảnh khắc nên thơ của mùa đông Hà Nội qua những bức ảnh đầy cảm xúc.

Đăng ngày: 24/11/2017
Cận cảnh thành phố Paris

Cận cảnh thành phố Paris "nhái" ở Trung Quốc

Được xây dựng nhái theo kiến trúc Paris với cả tháp Eiffel cùng các tòa nhà tuyến phố, khu đô thị Tianducheng ở ngoại ô Thượng Hải từng được quảng bá là Paris của phương Đông.

Đăng ngày: 14/11/2017
Khoảnh khắc Sao Kim và Sao Mộc

Khoảnh khắc Sao Kim và Sao Mộc "gặp gỡ" nhau trên bầu trời khắp thế giới

Như đã thông tin, vào sáng sớm ngày 12 và 13/11 người dân trên khắp thế giới đã quan sát được Sao Mộc và Sao Kim nằm rất gần nhau trên bầu trời.

Đăng ngày: 14/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News