Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam

Các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa của Nga có lẽ đã quá nổi tiếng trên thế giới, nhưng ít ai biết được chúng được chế tạo như thế nào.

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Những cái tên như S-300, S-400 hay tương lai gần là S-500, luôn được nhắc đến như những lưới lửa bảo vệ bầu trời nước Nga trước mọi mối đe dọa từ trên không. Chúng có khả năng đánh chặn hầu hết mọi loại mục tiêu bay kể cả tên lửa đạn đạo, với tầm bắn hiệu quả có thể lên đến 400km ngay cả khi mục tiêu ở độ cao hơn 180.000m. (Nguồn ảnh: The National Interest).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Tuy nhiên để có được sức mạnh đó không thể không nói đến các loại đạn tên lửa đặc biệt dành cho các tổ hợp tên lửa phòng không này như 40N6, 48N6DM của S-400 hay 64N6 và 96L6E của S-300PMU-1. Dĩ nhiên để tạo nên các loại đạn tên lửa này cũng không hề dễ dàng nhất là tại nhà máy Avangard nơi duy nhất chế tạo đạn tên lửa cho S-400 tại Nga. (Nguồn ảnh: Therussophile.Org).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Avangard là một trong những công ty con trực thuộc Tập đoàn tên lửa Almaz-Antey của Nga, và được xem là nhà thầu chính trong các hợp đồng cung cấp hoặc bảo dưỡng đạn tên lửa dành cho các tổ hợp phòng không S-300, S-400 và S-500 của Quân đội Nga. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Được thành lập từ năm 1942 và trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, Avangard là một trong những nhà máy chế tạo tên lửa hàng đầu ở Nga. Chưa dừng ở đó hiện tại Avangard vẫn đang được Almaz-Antey đầu tư và hổ trợ để mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường trong tương lai. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Tên tuổi của Avangard dĩ nhiên cũng gắn liền với các loại tên lửa phòng không mà nó từng chế tạo như dòng tên lửa V-750 dành cho tổ hợp tên lửa phòng không huyền thoại S-75 từng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, hay V-600 dành cho tổ hợp phòng không S-125 và còn nhiều cái tên khác. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Các dòng sản phẩm chủ lực của Avangard hiện tại vẫn là đạn tên lửa dành cho các tổ hợp S-300 và S-400, hay trong tương lai gần S-500. Tỉ lệ tự động hóa của nhà máy này trong thời gian gần đây cũng tăng lên đáng kể khoảng 40% so với năm 2014, khi các tiêu chuẩn công nghệ chế tạo tên lửa của Nga có sự thay đổi. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Tuy nhiên ít người biết rằng xuất phát điểm ban đầu của Avangard không phải chế tạo các loại tên lửa tấn công mà là động cơ dành cho máy bay, mà cụ thể hơn là dòng máy bay chiến đấu hai tầng cánh U-2. Và mãi đến năm 1950, Avangard mới bắt đầu được chuyển loại sang chế tạo các bộ phận dành cho tên lửa phòng không SAM của Liên Xô vào thời điểm đó. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Trong ảnh là hàng chục ống chứa đạn tên lửa dành cho các tổ hợp S-300 và S-400 bên trong một phân xưởng của Avangard. Các ống chứa đạn này được thiết kế để có thể bảo quản tên lửa ở điều kiện tốt nhất trước các tác động từ bên ngoài. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Cận cảnh một quả đạn tên lửa dành cho tổ hợp phòng không S-300 do Avangard chế tạo, nó vẫn đang trong quá trình hoàn thiện trước khi được đưa vào bên trông ống chứa. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Dù tăng tỉ lệ tự động hóa nhưng ở Avangard vẫn có một số khâu phải thực hiện bằng tay nhằm đảm bảo các yếu tố kỹ thuật riêng của từng loại linh kiện. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Một góc khác của phân xưởng chế tạo tên lửa ở Avangard, đây là nơi các quả đạn tên lửa sau khi được hoàn thiện được đưa vào bên trong ống chứa chuẩn bị xuất xưởng. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Những ống chứa đạn tên lửa này có niên hạn sử dụng lên đến hàng chục năm và trước khi được xuất xưởng chúng phải trải qua ít nhất 14 khâu kiểm soát chất lượng ở mức nghiêm ngặt nhất. Với mục tiêu cuối cùng là chúng có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình sau khi được triển khai. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Giá của mỗi quả đạn tên lửa này cũng không hề rẻ có thể lên đến hơn một triệu USD tuy nhiên mục tiêu mà chúng có thể bắn hạ lại có giá trị nhiều hơn gấp hàng trăm lần con số đó. Điển hình như một chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-2 của Mỹ có giá khoảng hơn 730 triệu USD và Nga có thể chỉ cần từ một đến ba quả tên lửa S-300 đển bắn hạ nó. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Bên cạnh việc phục vụ thị trường trong nước, nhà máy Avangard còn thực hiện cả các hợp đồng cung cấp đạn tên lửa của các tổ hợp S-300 dành cho xuất khẩu và nhiều khả năng đạn tên lửa S-300PMU-1 mà Việt Nam đang sử dụng cũng do Avangard chế tạo. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Thăm nhà máy chế tạo đạn tên lửa cho S-300 Việt Nam
Trong ảnh là một ống chứa đạn tên lửa 48N6 dành cho các tổ hợp S-300, chúng tầm bắn hiệu quả từ 150-195km tùy thuộc vào từng biến thể. (Nguồn ảnh: arms-expo).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc xây nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới

Trung Quốc xây nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới

Nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới ở Trung Quốc có thể sản xuất 40 megawatt điện, đủ đáp ứng nhu cầu về điện cho 15.000 hộ dân.

Đăng ngày: 05/06/2017
Thụy Sĩ vận hành nhà máy

Thụy Sĩ vận hành nhà máy "hút" CO2 tạo năng lượng

Theo Inhabitat, nhà máy đầu tiên trên thế giới thu khí carbon dioxide từ không khí để tạo ra nhiệt đã được vận hành tại Zurich, Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 05/06/2017
Khởi công dự án Kính thiên văn lớn nhất thế giới tại Chile

Khởi công dự án Kính thiên văn lớn nhất thế giới tại Chile

Ngày 26/5, Tổng thống Chile Michelle Bachelet đã đặt tượng trưng viên đá đầu tiên, khởi công công trình Kính thiên văn châu Âu cực lớn (E-ELT) tại đỉnh Armazones, phía Bắc nước này.

Đăng ngày: 29/05/2017
Hầm chứa hạt giống chống tận thế ngập nước do băng tan

Hầm chứa hạt giống chống tận thế ngập nước do băng tan

Hầm chứa hạt giống cứu thế giới trong trường hợp tận thế đang đối mặt nguy cơ thất thủ trước nước lụt dù thiết kế vô cùng kiên cố.

Đăng ngày: 22/05/2017
Sân vận động đầu tiên trên thế giới trang bị điều hòa

Sân vận động đầu tiên trên thế giới trang bị điều hòa "khủng" đã hoàn thành

Sân vận động Khalifa vừa được xây xong ở Qatar, có sức chứa 40.000 chỗ ngồi, là một trong những công trình phục vụ cho World Cup diễn ra 5 năm sau.

Đăng ngày: 19/05/2017
Hầm trú hạt nhân bất khả xâm phạm dưới lòng đất

Hầm trú hạt nhân bất khả xâm phạm dưới lòng đất

Một hầm trú thảm họa hạt nhân được xây dựng ở độ sâu 15 m tại bang Georgia, Mỹ, có thể bảo vệ cư dân an toàn trước mọi nguy cơ.

Đăng ngày: 19/04/2017
Bảo tàng cát độc nhất vô nhị tại Nhật Bản

Bảo tàng cát độc nhất vô nhị tại Nhật Bản

Tottori là một thành phố nổi tiếng với những bãi cát dài vô tận và bảo tàng cát có 1 không 2 trên thế giới.

Đăng ngày: 14/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News