Thảm vi khuẩn khổng lồ trong lòng đại dương
Các nhà khoa học quốc tế điều tra sự sống trong các đại dương vừa phát hiện một thảm vi khuẩn khổng lồ trong lòng đại dương rộng 130.000km2 ở ngoài khơi bờ biển Chile và Peru.
Các thảm vi khuẩn nhỏ hơn được phát hiện ngoài khơi bờ biển Tây Namibia, miền Nam châu Phi và hiện có thể mở rộng khu vực cư trú ra khắp các đại dương của thế giới.
Các chuyên gia trong Chương trình điều tra sự sống trong các đại dương, chương trình hợp tác khoa học quốc tế lớn nhất với hơn 2.000 nhà khoa học của 80 nước tham gia, cho biết các vi khuẩn khổng lồ được phát hiện từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nhưng vào thời điểm đó ít nhà khoa học tin rằng vi khuẩn có thể dài 2-7cm, đủ lớn để nhìn được bằng mắt thường.
Các vi khuẩn này sinh sôi rất mạnh nhờ khí độc hydrogen sulphide tại các vùng nước ở độ sâu 50-100 mét dưới mặt nước biển, nơi không có hoặc có rất ít khí ôxy.
Vi khuẩn khổng lồ này có thể đã là chủ của các đại dương thời kỳ Đại nguyên sinh cách đây từ 2,5 tỷ năm đến 600 triệu năm, thời kỳ các đại dương không có ôxy hòa tan. Các hoá thạch vi khuẩn của thời kỳ này rất giống với các vi khuẩn mới được phát hiện.
Các nhà khoa học xác nhận môi trường axít đang tăng lên ở các đại dương do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu có thể tác động đến các hệ vi khuẩn.
50 năm trước, trong 1 lít nước biển chứa khoảng 100.000 tế bào vi khuẩn nhưng hiện nay trong 1 lít nước biển hoặc 1 gam bùn ở đáy biển đã chứa tới hơn 1 tỷ vi sinh vật.
Các nhà khoa học thuộc chương trình nghiên cứu trên cũng xác nhận mối liên hệ giữa địa bàn sống của loại vi khuẩn khổng lồ nói trên với sản lượng hải sản đánh bắt. Chúng có thể đóng vai trò quan trọng tạo ra các ngư trường cực kỳ giàu có và phong phú hải sản.
Khoảng 50% sản lượng cá của thế giới được đánh bắt ở các ngư trường ngoài khơi bờ biển phía Tây của Nam Mỹ, nơi có thảm vi khuẩn khổng lồ này./.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
