Tham vọng hồi sinh loài chim dodo đã tuyệt chủng hơn 500 năm

Colossal Biosciences, công ty với các dự án tham vọng nhằm tái tạo những loài sinh vật tuyệt chủng, đã thêm chim dodo là loài vật mới nhất vào dự án của mình.

Các nhà khoa học đang muốn hồi sinh chim dodo, loài chim không biết bay, thông qua việc kết hợp những tiến bộ trong giải trình tự DNA cổ đại, công nghệ chỉnh sửa genee và sinh học tổng hợp, CNN đưa tin.

Tham vọng hồi sinh loài chim dodo đã tuyệt chủng hơn 500 năm
Bộ xương của loài chim dodo được trưng bài tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ).

Theo bách khoa Britannica, cá thể chim dodo cuối cùng đã chết vào năm 1681. Các thủy thủ Bồ Đào Nha lần đầu phát hiện loài chim này ở đảo Mauritius, phía đông châu Phi vào cuối thế kỷ XVI.

Loài chim này bị săn bắt để làm thức ăn, trang bách khoa trên cho biết. Lợn và nhiều loài động vật khác được đem lên đảo này cũng đã ăn trứng chim dodo, khiến cá thể chim này biến mất trong chưa đầy một thế kỷ.

Bên cạnh tái tạo loài chim này, công ty Colossal Biosciences cũng có các dự án tham vọng, với việc kết hợp bộ gene nhằm hồi sinh những loài đã tuyệt chủng như voi mammoth hay hổ Tasmania, theo USA Today.

Tham vọng hồi sinh loài chim dodo đã tuyệt chủng hơn 500 năm
Nhà cổ sinh vật học Beth Shapiro (trái) và Ben lamm, CEO của Colossal Biosciences. (Ảnh: Colossal Biosciences).

Beth Shapiro, nhà cổ sinh vật học hàng đầu tại Colossal Biosciences, cho biết bà đã hoàn thành bước đầu của dự án chim dodo, là giải trình tự genee đầy đủ của chim dodo, dựa trên vật liệu di truyền còn sót lại của loài vật này.

Bước tiếp theo là so sánh thông tin di truyền với các họ gần nhất của chim dodo, như loài bồ câu Nicobar, nhằm tìm ra những đột biến có thể "tạo ra chim dodo", bà Shapiro nói.

Dù vậy, bà Shapiro cho rằng việc xử lý các tế bào từ loài chim họ hàng còn sống kết hợp với DNA của chim dodo đã chết sẽ khó khăn hơn nhiều.

Ngay cả khi nhóm nghiên cứu thành công, họ cũng không tạo ra được loài chim dodo giống hoàn toàn với loài đã tuyệt chủng, mà là một dạng lai biến đổi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đi kiểm tra rừng, bỗng dưng phát hiện

Đi kiểm tra rừng, bỗng dưng phát hiện "thần thú" thiên mã kỳ lạ

Các nhân viên khu bảo tồn ở Trung Quốc sửng sốt khi nhìn thấy con vật kỳ lạ trông giống ngựa thần Pegasus trong thần thoại Hy Lạp, nhưng màu đen.

Đăng ngày: 01/02/2023
Phát hiện mới về sự xa cách của mèo

Phát hiện mới về sự xa cách của mèo

Mèo nổi tiếng là xa cách, nhưng một nghiên cứu mới phát hiện rằng mối quan hệ của chúng với chủ nhân có thể bền chặt hơn chúng ta tưởng.

Đăng ngày: 31/01/2023
Ếch

Ếch "người sói" tự bẻ gãy xương làm vũ khí

Loài ếch lông Trichobatrachus robustus sẽ vỡ xương của mình để tạo ra vũ khí khi bị dồn vào tình huống đe dọa.

Đăng ngày: 31/01/2023
Tìm thấy loài cá mới kỳ lạ, có cấu trúc giống sừng bí ẩn ở phía sau đầu

Tìm thấy loài cá mới kỳ lạ, có cấu trúc giống sừng bí ẩn ở phía sau đầu

Loài cá mới này có tên là Sinocyclocheilus longicornus, sinh sống trong một hang động hoàn toàn tối tăm ở phía tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/01/2023
Loài nhện có nọc độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông nguy hiểm như thế nào?

Loài nhện có nọc độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông nguy hiểm như thế nào?

Nhện góa phụ đen (tên khoa học là: Latrodectus Mactans) có thể được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, nhưng sinh sống nhiều nhất tại phía Nam nước Mỹ và phía Tây bán cầu.

Đăng ngày: 30/01/2023
Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang tiêm nọc độc

Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang tiêm nọc độc

Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang lao đến tấn công, truyền chất độc từ răng nanh vào cơ thể.

Đăng ngày: 29/01/2023
Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Mèo cũng có thể nhận ra chủ khi nói với chúng, và sẽ suy ra ý nghĩa của người chủ dựa trên cách họ nói và hành động. Tuy nhiên, mèo không thể hiểu được ngôn ngữ trong toàn diện như con người.

Đăng ngày: 29/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News