Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện "nhật thực sao Hỏa"

Một sự kiện từng được cho là huyền bí – tức Mặt trăng lưỡi liềm "ăn" mất một phần sao Hỏa - sẽ diễn ra vào ngày 18/2 sắp tới, theo giờ GMT. Rất tiếc không phải vùng nào trên trái đất cũng quan sát được sự việc kỳ lạ này, mà chỉ những người đang sinh sống tại khu vực Bắc Mỹ.

Được một số tờ báo gọi một cách hình tượng là "nhật thực sao Hỏa", hiện tượng hiếm gặp này thực ra là việc Mặt trăng đi ngang mặt sao Hỏa khi dần lặn. Trên đường đi, có lúc nó đã nằm trùng lên hình dáng của sao Hỏa, khiến hành tinh đỏ chói này biến mất trên bầu trời đêm. Hiện tượng này sẽ tiếp tục diễn ra vài ngày sau đó.

Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện nhật thực sao Hỏa
Ảnh đồ họa mô tả "nhật thực sao Hỏa" - (ảnh: Starry Night).

Ở một số nơi trên đất Mỹ, múi giờ thậm chí cho phép người dân nhìn thấy một "Mặt trăng ban ngày", tức trăng khuyết lờ mờ "ăn" sao Hỏa ngay buổi bình minh.

Do khoảng cách giữa Mặt trăng và các hành tinh có thể nhìn bằng mắt thường từ trái đất, đôi khi Mặt trăng có thể chắn ngang tầm nhìn từ Trái đất tới các hành tinh, gây ra hiện tượng lạ nói trên. Dù nhỏ bé hơn rất nhiều nhưng do khoảng cách gần, Mặt trăng dễ dàng "nuốt gọn" thiên thể mà nó che lấp.

Theo trang Date and Time, tháng 2 cũng là khoảng thời gian bạn có thể quan sát một số hành tinh gần Trái đất nhất trên bầu trời khá rõ ràng. Ví dụ đêm nay 4/2, sao Kim có thể quan sát "rất tốt", sao Hỏa ở mức "tốt trung bình", sao Mộc ở mức "gần tốt", trong khi sao Thủy được đánh giá là "khó quan sát".

"Nhật thực Sao Hỏa" là một cách gọi khá hình tượng để chỉ trạng thái Mặt trăng "ăn" thứ gì đó gần giống nhật thực thực sự (Mặt trăng che lấp mặt trời). Để có thể quan sát nhật thực thực sự, bạn cần đợi đến ngày 21/6 năm nay. Rất may mắn là bầu trời đã ưu ái cho khu vực châu Á, Đông Nam châu Âu, châu Phi và bắc châu Đại Dương quan sát được hiện tượng kỳ thú này.

Từ Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được nhật thực bán phần, tức Mặt trăng "ăn" một phần mặt trời, biến mặt trời thành vầng sáng chói mắt hình lưỡi liềm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tinh vân cầu vồng tạo bởi cuộc chiến giữa các vì sao

Tinh vân cầu vồng tạo bởi cuộc chiến giữa các vì sao

Kính viễn vọng ALMA chụp hình đám mây khí nhiều màu tuyệt đẹp bao quanh hai ngôi sao chiến đấu trong chòm Centauru cách Trái Đất hơn 6.800 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 07/02/2020
Chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng tháng hai

Chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng tháng hai

Tháng hai là thời điểm tốt để ngắm nhìn bầu trời với các hành tinh sáng và sự xuất hiện của siêu trăng, đạt cực đại vào ngày 9/2.

Đăng ngày: 05/02/2020
Vì sao màu sắc các sao lại khác nhau?

Vì sao màu sắc các sao lại khác nhau?

Màu sắc các sao khác nhau, đó không phải do ai vẽ nên mà quả thực màu sắc các sao muôn màu muôn vẻ.

Đăng ngày: 04/02/2020
Phát hiện oxy trong khí quyển của ngôi sao cổ đại

Phát hiện oxy trong khí quyển của ngôi sao cổ đại

Phát hiện này cung cấp manh mối quan trọng cách oxy và các yếu tố quan trọng khác được tạo ra trong vũ trụ.

Đăng ngày: 03/02/2020
Tỷ phú Nhật hủy kế hoạch tìm bạn gái du hành Mặt Trăng

Tỷ phú Nhật hủy kế hoạch tìm bạn gái du hành Mặt Trăng

Hôm 30/1, tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa đã quyết định hủy bỏ kế hoạch tìm bạn đời để cùng ông du hành Mặt Trăng.

Đăng ngày: 02/02/2020
Nữ robot đáng sợ sẽ bay lên vũ trụ trong năm nay

Nữ robot đáng sợ sẽ bay lên vũ trụ trong năm nay

NDIA đang lên kế hoạch đưa một robot hình người "nữ" lên vũ trụ. Con người trông thật ấn tượng này được gọi là Vyommitra và cô có thể sẽ thực hiện nhiệm vụ vào cuối năm nay.

Đăng ngày: 02/02/2020
Vì sao trong Hệ Mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh đến thế?

Vì sao trong Hệ Mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh đến thế?

Trong hệ Mặt Trời có những gì? Một nhà thiên văn đã từng trả lời một cách khéo léo là: "Một họ đại hành tinh, một họ tiểu hành tinh".

Đăng ngày: 02/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News