Thành công khôi phục thị lực ở chuột nhờ liệu pháp gene

Hi vọng trong tương lai có thể chữa khỏi bệnh mất thị lực ở người ngày càng tăng sau khi một nhóm các nhà khoa học thành công khôi phục thị lực của chuột, nhờ sử dụng kĩ thuật liệu pháp gene cải tiến mới.

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đến từ Viện Sức khỏe Quốc gia đã dùng liệu pháp tiêm gene để lập trình lại các tế bào võng mạc không nhìn được, và sau đó dùng chúng để thay thế các tế bào que nhạy sáng bị tổn thương.


Liệu pháp tiêm gene mới giúp khôi phục thị lực ở chuột.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thành công thay thế các tế bào võng mạc bị thương tổn, đưa tới hi vọng rằng một ngày nào đó trong tương lai gần, quá trình tương tự có thể áp dụng cho con người.

Nghiên cứu chứng minh rằng có thể phục hồi các tế bào nhạy sáng đã mất ở mắt, bằng cách đặt một gene vào các tế bào võng mạc và sử dụng nó để định hướng lại chúng. Phương pháp này cho phép chuột lấy lại thị lực sau khoảng sáu tuần.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu, chỉ có các tế bào que được khôi phục, mang lại tầm nhìn ở chế độ ánh sáng yếu.

Nhưng các nhà nghiên cứu hi vọng việc giữ gìn được các tế bào que cũng sẽ bảo vệ các tế bào nón, một dạng tế bào võng mạc khác cần thiết cho thị lực.

Tiến sĩ Bo Chen, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết: “Đây là một cơ chế hồi phục tế bào rất mạnh. Điểm mạnh chính của nghiên cứu là nó có thể áp dụng cho phổ bệnh thoái hóa võng mạc rộng hơn. Nếu phương pháp này hiệu quả, nó có thể biến đổi phương pháp chúng ta điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh võng mạc và có thể học cách chữa trị các dạng bệnh về mắt khác như cườm nước”.


Nếu phương pháp này hiệu quả, nó có thể thay đổi phương pháp chúng ta điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh võng mạc.

Tiến sĩ Chen bổ sung rằng mắt người có cùng cấu trúc chủ yếu, dù quá trình này chưa thể thực hiện ở người được.Ông giải thích: “Cấu trúc cơ bản vẫn còn đó. Nhưng vì một vài lí do, nó bị cấm”.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cá vằn như một phần của cuộc điều tra, chúng có khả năng biến đổi các tế bào thần kinh võng mạc thành các tế bào que quan trọng.

Helen Lee, đến từ Viện Người Mù Toàn quốc Hoàng gia rất hoan nghênh tin tức này: “Rõ ràng nghiên cứu này vẫn còn ở giai đoạn mới chớm đầu. Nhưng đến một lúc nào đó trong tương lai, phương pháp điều trị tế bào gốc có lẽ sẽ trở thành một trong những phương pháp điều trị cho các bệnh về mắt đe dọa đến thị lực”.

Nếu quá trình này có thể tiến hành trên người, với các tế bào que mới được tạo ra, nó có thể mang lại thị lực cho nhiều người bẩm sinh đã mù hoặc khôi phục lại thị lực cho những người khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News