Thanh kiếm đắt nhất thế giới của vua Ấn Độ

Thanh kiếm hơn 200 năm tuổi của vua Tipu Sultan đạt mức giá 17,5 triệu USD, gấp 2,5 lần kỷ lục trước đó trong buổi đấu giá ở London hôm 23/5.


Thanh kiếm của vua Tipu Sultan được chế tác tinh xảo. (Ảnh: Bonhams).

Theo ước tính ban đầu, thanh kiếm của vua Tipu Sultan có giá 2,5 triệu USD. Tuy nhiên, hôm 23/5, vũ khí cổ xưa này được bán đấu giá tại London và đạt mức giá lên tới 17,5 triệu USD. Điều này không chỉ phá vỡ kỷ lục dành cho mức giá cao nhất đối với một thanh kiếm mà còn lập kỷ lục thế giới mới đối với một đồ vật đến từ Ấn Độ/Hồi giáo.

Trước đó, thanh kiếm đắt giá nhất từng được bán tên là Boateng Saber ở thế kỷ 18. Trải qua 2 lần bán đấu giá vào năm 2006 (5,93 triệu USD) và 2008 (7,7 triệu USD), thanh kiếm có nhiều họa tiết trang trí và chữ khắc chỉ hoàng đế Càn Long của nhà Thanh. Tuy nhiên thanh kiếm của vua Tipu Sultan do công ty Bonhams Islamic and Indian Art rao bán đấu giá tại London đã vượt qua kỷ lục trên. Theo Oliver White, nhà đấu giá đứng đầu công ty, thanh kiếm thể hiện trình độ thủ công xuất sắc.

Vua Tipu Sultan, hay còn gọi là con hổ xứ Mysore, là vị vua thế kỷ 18 cai trị vương quốc Mysore ở Ấn Độ. Nổi tiếng với sự kháng cự ngoan cường trước âm mưu thuộc địa hóa của Anh, Tipu Sultan thường sử dụng nhiều công nghệ mới. Vị vua này phát triển nhiều sáng kiến quân sự và chính sách kinh tế, bao gồm sử dụng pháo phản lực chống lại các nước láng giềng. Ngày 4/5/1799, trong chiến tranh Fourth Anglo-Mysore, kinh đô Seringapatam (ngày nay là Srirangapatna) rơi vào tay quân Anh, đánh dấu kết thúc thời kỳ trị vì của Tipu Sultan sau khi ông tử chiến.

Thanh kiếm của Tipu Sultan được chế tác bởi thợ rèn người Mughal, trên đó có dòng chữ khắc "Kiếm của nhà vua" và chuôi kiếm nạm vàng mô tả 5 phẩm chất của thần linh. Dù được rèn tại Ấn Độ, lưỡi kiếm phản ánh thiết kế thế kỷ 16 du nhập từ Đức.

Năm 1799, thanh kiếm được binh lính giao cho lãnh đạo quân Anh là thiếu tướng David Baird, người chứng kiến cái chết của Tipu Sultan. Tipu được chôn cất ở Gumbaz, lăng mộ nằm ở Srirangapatna, Karnataka, Ấn Độ, nơi cũng đặt mộ của cha ông Hyder Ali và mẹ ông Fatima Begum.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện siêu quái thú 40 tấn, xương làm thủng cả đường nhựa

Phát hiện siêu quái thú 40 tấn, xương làm thủng cả đường nhựa

Những phần xương của con quái thú 90 triệu năm tuổi nặng tới nỗi gây ra tai nạn cho xe chuyên chở; khúc xương rơi khỏi xe không những không sứt mẻ mà còn làm thủng cả mặt đường.

Đăng ngày: 11/06/2025
Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Đăng ngày: 11/06/2025
Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Đăng ngày: 10/06/2025
Phục dựng thành công 3 khuôn mặt của người Trung Cổ

Phục dựng thành công 3 khuôn mặt của người Trung Cổ

Chuyên gia Scotland quét 3D hộp sọ của một phụ nữ trẻ, linh mục và giám mục rồi dùng AI để tái tạo những khuôn mặt sống động như thật.

Đăng ngày: 10/06/2025
Vua Tatankhamun nhìn trông như thế nào?

Vua Tatankhamun nhìn trông như thế nào?

Các nhà Ai Cập học suy đoán vua Tutankhamun tương đối gầy, đi tập tễnh, có hộp sọ hơi dài và hàm răng vẩu dựa trên xác ướp của ông, tranh vẽ và tượng.

Đăng ngày: 09/06/2025
Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt

Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt

Các nghiên cứu di truyền học có thể tiết lộ nhiều bí mật bị chôn vùi theo thời gian, từ nguồn gốc tổ tiên của chúng ta đến các loại bệnh dịch trong lịch sử.

Đăng ngày: 08/06/2025
Tây An - Trung Quốc đối mặt với

Tây An - Trung Quốc đối mặt với "sự trỗi dậy của những lăng mộ" và bài toán khó trong việc bảo vệ di tích lịch sử

Trung Quốc ra sức bảo vệ các di tích lịch sử khỏi các dự án phát triển đô thị mới. Nhưng đó không phải là nhiệm vụ đơn giản ở Tây An - thành phố mệnh danh "thánh địa của những lăng mộ".

Đăng ngày: 08/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News