Thành phố Hy Lạp cổ đại phát lộ sau hạn hán
Sau nhiều tháng hạn hán, mực nước hạ thấp ở đập Bayramiç ở Çanakkale hé lộ tàn tích của nhà thờ 1.500 tuổi và nhà tắm thuộc thành phố Hy Lạp cổ đại Scepsis.
Tàn tích còn sót lại của thành phố Scepsis giữa lòng hồ khô cạn. (Ảnh: Newsweek)
Trong 30 năm qua, thành phố Scepsis bị ngập dưới mực nước của con đập. Thành phố này ít nhất 2.500 năm tuổi và được xây ở vùng Anatolia, sau này đổi tên thành Asia Minor. Scepsis trở nên sầm uất vào thế kỷ 4 và 5, trong thời kỳ Đông La Mã. Các nhà khảo cổ cho rằng nhà thờ và nhà tắm cũng được xây vào thời kỳ đó.
"Cấu trúc nhà tắm là một trong những cấu trúc hiếm hoi mà chúng tôi biết, đặc biệt ở thời Đông La Mã. Công trình có ý nghĩa quan trọng do những đặc điểm trang trí", Newsweek hôm 29/11 dẫn lời nhà nghiên cứu Oğuz Koçyiğit ở Đại học Çanakkale Onsekiz Mart. "Nó cung cấp cho chúng tôi thông tin về kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, truyền thống tắm rửa thời đó".
Để tìm hiểu lịch sử thành phố, nhóm nghiên cứu bắt đầu khai quật nghĩa trang. Theo Koçyiğit, Scepsis, hay còn gọi là Skepsis, cũng là nơi đặt thư viện nổi tiếng của Aristotle trong hai thế kỷ.
Đập Bayramiç ở Çanakkale được xây vào cuối thế kỷ 21, phục vụ trồng trọt và các cơ sở công nghiệp địa phương. "Do nhu cầu trong vùng, hồ của con đập cần lưu trữ nước, vì vậy những công trình cổ đại vẫn chìm dưới nước", Koçyiğit cho biết. "Tuy nhiên, do thiếu mưa, đập nước hiện nay chỉ chứa khoảng 10% so với công suất nước tối đa. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong nhiều nước đang chịu hạn hán nặng nề do mùa hè nóng khác thường".
Trên khắp thế giới, mực nước khô cạn để lộ nhiều kho báu thất lạc, từ dấu chân khủng long trên đáy sông Paluxy ở Texas, Mỹ, tới vòng tròn đá tiền sử ở ngoại ô Tây Ban Nha. Trong khi những phát hiện này rất thú vị về mặt lịch sử, quy mô của hạn hán tại các khu vực đang đe dọa sản xuất lương thực và an ninh nguồn nước. Do nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, giới chuyên gia dự đoán tình hình hạn hán sẽ càng trầm trọng hơn.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.
