Thành phố Inca cổ đại trên núi cao 4.000m
Nhờ công nghệ quét laser, các nhà khoa học phát hiện tàn tích nhiều công trình hàng trăm năm tuổi trên dãy núi Andes.
Khu khảo cổ Wat'a tại Peru với những dấu tích của người Inca. (Ảnh: Newsweek).
Nhà thám hiểm Albert Lin cùng hai nhà khảo cổ Adan Choqque Arce và Thomas Hardy sử dụng công nghệ quét laser LiDAR để xác định quy mô thành phố Inca tại khu khảo cổ Wat'a (nghĩa là "hòn đảo" theo tiếng bản địa) thuộc dãy Andes, Newsweek hôm 10/11 đưa tin. Thành phố này cổ xưa hơn và nằm ở độ cao lớn hơn Machu Picchu khoảng 1.500 m. Nó rất đặc biệt vì được người Inca xây dựng bên trên một khu dân cư của người thời trước.
"Đến đó là một thử thách lớn. Với độ cao khoảng 4.000m và không gian trống trải vì không có nhiều cây xanh, bạn gần như bị nướng dưới ánh Mặt Trời. Khi lên đến nơi, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh rộng lớn xung quanh, những ngọn núi ở đó đều rất đẹp. Thành phố cổ là địa điểm lý tưởng để quan sát các thung lũng bên dưới. Những thung lũng này sẽ trở thành con đường thương mại, thậm chí có thể dẫn đến Machu Picchu", Lin chia sẻ.
Trước đó, giới chuyên gia đã nghiên cứu thành phố này bằng các phương pháp khảo cổ truyền thống. Họ tìm ra dấu tích của một số lăng mộ, nơi tổ chức nghi lễ, khu dân cư và tường thành bao quanh. Tuy nhiên, với lần đầu tiên sử dụng công nghệ LiDAR, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm nhiều kiến trúc mới.
Về cơ bản, LiDAR cho phép nhóm nghiên cứu nhìn xuyên qua bụi cây rậm và vô số xương rồng bao phủ đỉnh núi. Thiết bị trên drone phóng xung laser xuống dưới với tần suất hàng trăm nghìn lần mỗi giờ. Dữ liệu thu được sẽ dùng để lập bản đồ 3D chi tiết, hé lộ địa hình của khu đất và mọi công trình nhân tạo cổ xưa mà bình thường không thể nhìn thấy. Nhóm nghiên cứu nhận ra kiến trúc bậc thang đặc trưng của người Inca và kiến trúc vòng tròn của người thời trước.
Thành phố cổ nổi tiếng của người Inca, Machu Picchu, được xây dựng vào thế kỷ 15. Thành phố tại Wat'a hình thành trước đó nên giống như một bản mẫu cho Machu Picchu. "Có thể coi đây là một bước phát triển trên con đường xây dựng Machu Picchu. Tôi nghĩ thành phố này rất thú vị", Lin chia sẻ.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
