Thành phố thẳng đứng cổ xưa nhất có nguy cơ sụp đổ

Mưa lũ đang đe dọa những tòa tháp cao trong thành phố hàng trăm năm tuổi Shibam và nhiều công trình nổi tiếng khác ở lân cận.

Được mệnh danh là "Manhattan của sa mạc" với những tòa nhà chọc trời hàng trăm năm tuổi, thành phố cổ đại Shibam cách Sanaa, thủ đô Yemen 480km về phía đông, tránh khỏi sự tàn phá trong cuộc nội chiến nhưng đang có nguy cơ sụp đổ do hư hỏng trong mưa lũ. Thành phố xây dựa vào những vách đá, khu vực Di sản Thế giới do UNESCO công nhận nằm ở mũi núi phía trên thung lũng sông Wadi Hadramawt thuộc miền trung Yemen. Một số trong hàng trăm tòa tháp bằng gạch bùn hong nắng cao 7 tầng. Nhiều tòa có niên đại từ thế kỷ 16, tất cả chen chúc bên trong một bức tường bảo vệ.


Thành phố cổ đại Shibam. (Video: AFP).

Shibam từng là ốc đảo dừng chân của các đoàn lạc đà trên các tuyến đường buôn bán gia vị và trầm hương trên khắp Arab. Các công trình bằng gạch bùn cần tu sửa thường xuyên nhưng nền kinh tế Yemen đã suy sụp sau nhiều năm chìm trong nội chiến. "Thành phố trông như vừa trải qua thiên tai", Abdulwahab Jaber, một cán bộ ở địa phương, nhận xét.

Jaber cho biết ít nhất 4 tòa tháp bị phá hủy hoàn toàn và 15 tòa khác bị hư hỏng trong các đợt lũ gần đây. Những bức tường đất cũng đổ nát. Hassan Aidid, giám đốc Tổ chức Bảo tồn Thành phố Lịch sử ở Yemen, chia sẻ mái nhà và ngoại thất của các tòa tháp bùn bị hư hại nhiều nhất. Cư dân trong thành phố cũng không thể tu sửa do chiến tranh và đời sống khó khăn, theo Aidid.

Thành phố thẳng đứng cổ xưa nhất có nguy cơ sụp đổ
Shibam là một trong 3 di tích lịch sử với kiến trúc gạch bùn ở vùng Hadramawt, Yemen.

Thành phố với tòa tháp và ngõ nhỏ dày đặc quá chật hẹp để ôtô ra vào. UNESCO đưa Shibam vào danh sách Di sản Thế giới năm 1982 nhưng đến năm 2015, tổ chức này phải bổ sung quần thể kiến trúc vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa. Chính quyền thành phố đang hợp tác với UNESCO nhằm tiến hành sửa chữa. Mục tiêu là tu sửa khoảng 40 tòa nhà với chi phí 194.000 USD. "Vẫn còn một số khó khăn. Công việc tiến triển chậm do thiếu nguồn nhân lực có trình độ ở địa phương", Barak Baswitine, giám đốc Hiệp hội kiến trúc gạch bùn ở Shibam, cho biết.

Shibam là một trong 3 di tích lịch sử với kiến trúc gạch bùn ở vùng Hadramawt, Yemen. Cách 20km về phía đông của Shibam là một trong những tòa tháp bằng gạch bùn lớn nhất thế giới, cung điện Seiyun. Công trình này cũng có nguy cơ sụp đổ do mưa lớn và nhiều năm bỏ không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khai quật khu phức hợp đền thờ 1.500 năm tuổi

Khai quật khu phức hợp đền thờ 1.500 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc công bố phát hiện một khu phức hợp đền thờ cung đình rộng tới 10.000m2 ở khu tự trị Nội Mông.

Đăng ngày: 04/11/2020
Phát hiện DNA cực hiếm của người cổ đại trong hang động ở Trung Quốc

Phát hiện DNA cực hiếm của người cổ đại trong hang động ở Trung Quốc

Hàng chục nghìn năm trước, một nhóm tổ tiên của loài người hiện đại đã sống trong một hang động Karst ở nơi ngày nay là tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.

Đăng ngày: 03/11/2020
Phát hiện dấu tích 4 ngôi làng Trung Cổ chìm dưới nước

Phát hiện dấu tích 4 ngôi làng Trung Cổ chìm dưới nước

Những dấu tích như gạch, xương động vật và đồ đất nung giúp hé lộ vị trí 4 ngôi làng hình thành cách đây khoảng 1.000 năm.

Đăng ngày: 03/11/2020
Phát hiện tàn tích cây cầu cổ 650 tuổi dưới lòng sông

Phát hiện tàn tích cây cầu cổ 650 tuổi dưới lòng sông

Cây cầu cổ xưa làm bằng đá và gỗ sồi từng là con đường quan trọng phục vụ việc ra vào thủ đô Edinburgh.

Đăng ngày: 03/11/2020
Ai Cập: Tiết lộ điều gây “sửng sốt” về bộ xương thầy pháp hoàng gia 4.500 năm

Ai Cập: Tiết lộ điều gây “sửng sốt” về bộ xương thầy pháp hoàng gia 4.500 năm

Bộ xương được phát hiện trong cổ mộ Ai Cập 4.500 tuổi còn nguyên vẹn của một thầy pháp hoàng gia cao cấp có thể “viết lại lịch sử cổ đại”.

Đăng ngày: 02/11/2020
Phát hiện hóa thạch bò sát biển

Phát hiện hóa thạch bò sát biển "kỳ dị" 240 triệu năm tuổi

Phân tích hóa thạch mới tiết lộ một loài bò sát ăn thịt trông giống con lai giữa thằn lằn biển tiền sử và hải cẩu hiện đại.

Đăng ngày: 30/10/2020
Con dấu ngọc bích 2.000 năm tuổi khắc hình thần Apollo

Con dấu ngọc bích 2.000 năm tuổi khắc hình thần Apollo

Các nhà nghiên cứu tìm thấy con dấu nhỏ đẽo từ ngọc bích màu nâu sẫm có hình gương mặt thần Apollo ở Bức tường Than khóc.

Đăng ngày: 30/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News