Thành phố Thủ Đức thử nghiệm cảm biến màng silicon cảnh báo ngập

Cảm biến áp suất sử dụng màng silicon carbide cảnh báo ngập, lắp tại 23 vị trí ở TP Thủ Đức cho phép cập nhật dữ liệu theo thời gian thực.

Cảm biến do Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM phát triển từ năm 2019 trong chương trình Aus4Innovation hợp tác với Đại học Griffith, Australia. Tại hội thảo giới thiệu công nghệ ngày 23/11, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Khoa, đại diện đơn vị nghiên cứu cho biết, thông thường công nghệ áp suất sử dụng vật liệu silic để cảnh báo ngập, nhưng màng silicon carbide sẽ cho độ nhạy, tính ổn định cao hơn, giúp phản hồi thông tin ngập chính xác hơn.

Cảm biến được gắn trong khu vực giếng phụ được xây dựng cạnh cống thoát nước kết nối theo nguyên tắc bình thông nhau. Khi nước dâng, áp lực nước sẽ tác dụng lên màng cảm biến và truyền dữ liệu cảnh báo ngập về máy chủ thông qua bộ chuyển đổi tín hiệu. Dữ liệu hiển thị trên ứng dụng di động, website để người dân biết thông tin về tình trạng ngập ở mỗi khu vực, lựa chọn tuyến đường đi lại phù hợp. Ở điều kiện không mưa, cứ mỗi tiếng cảm biến truyền dữ liệu một lần, còn trong khi mưa, cứ 5 phút sẽ cập nhật dữ liệu.

Thành phố Thủ Đức thử nghiệm cảm biến màng silicon cảnh báo ngập
Cảm biến cảnh báo ngập do Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM phát triển. (Ảnh: NVCC)

Hiện các trạm cảnh báo ngập được lắp đặt tại 23 vị trí ở TP Thủ Đức và 3 vị trí đo triều cường ở quận 8, 12 và trạm Phú An. Theo ông Khoa, mặc dù hoạt động trong điều kiện ngoài trời, nhưng cảm biến có độ bền khá cao, khoảng 6 tháng mới cần vệ sinh để đảm bảo hoạt động ổn định và chính xác.

Từ dữ liệu của hệ thống, cơ quan quản lý có thể đưa ra nhận định về tình hình ngập trên địa bàn, có phương án quản lý, điều hành hạ tầng đô thị phù hợp. Người dân nhận biết khu vực ngập theo thời gian thực để có lộ trình đi lại thích hợp và có thể chia sẻ thông tin ngập lên hệ thống để có thêm nguồn dữ liệu.

"Hiện dữ liệu được tích hợp vào Trung tâm điều hành thông minh TP Thủ Đức", ông Khoa nói và cho biết khi triển khai thành công sẽ tiếp tục làm dự án với huyện Nhà Bè và một số quận huyện khác. Từ nền tảng công nghệ này, nhóm nghiên cứu cho biết có thể phát triển các ứng dụng giám sát xâm nhập mặn và sạt lở ở kênh rạch, quan trắc chất lượng nước thông qua phân tích các thành phần trong nhà máy hoặc khu công nghiệp, quan trắc khí tượng thủy văn tự động...

Thành phố Thủ Đức thử nghiệm cảm biến màng silicon cảnh báo ngập
Cảm biến lắp đặt tại giếng đo được thi công cạnh cống thoát nước chính. (Ảnh: NVCC)

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Quyền giám đốc Trung tâm thông tin thống kê, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM đánh giá, ưu điểm là thiết bị chế tạo trong nước tích hợp nhiều tính năng quan trắc về mực nước, lượng mưa, nhiệt độ... cho phép đo tình trạng ngập và triều, phục vụ tốt công tác quản lý ngập nước và khí tượng thủy văn. "Chúng tôi sẵn sàng kết nối nhóm phát triển sản phẩm với các đơn vị có nhu cầu giúp trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ để sản phẩm được ứng dụng rộng rãi hơn", ông Tuấn nói.

Thành phố Thủ Đức thử nghiệm cảm biến màng silicon cảnh báo ngập
Vị trí các trạm đo ngập hiển thị trên điện thoại giúp người dân nhận biết khu vực bị ngập và mức độ ngập. (Ảnh chụp màn hình).

Về phía doanh nghiệp, ông Ngô Quang Hiếu, Giám đốc công ty môi trường Đại Nam cho biết, đơn vị đang tư vấn các giải pháp quan trắc môi trường tự động cả môi trường không khí, nước... Hiện công ty đang phải nhập một số cảm biến nước ngoài để triển khai các giải pháp này.

Ông Hiếu mong muốn có các giải pháp cảm biến trong nước, mang lại hiệu quả nhưng cũng lưu ý, các cảm biến quan trắc môi trường khi hoạt động trong điều kiện nước ô nhiễm, độ cứng cao thì chỉ vài ngày các chất trong nước sẽ bám trên thiết bị, gây ảnh hưởng đến chất lượng. "Đơn vị cần có phương án cho các cảm biến hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau", ông Hiếu nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc sản xuất thiết bị vừa lọc nước vừa sản xuất điện

Trung Quốc sản xuất thiết bị vừa lọc nước vừa sản xuất điện

Thiết bị lọc nước mới hoạt động nhờ năng lượng mặt trời, có thể chống muối kết tủa, đồng thời tạo ra điện năng.

Đăng ngày: 23/11/2022
Thử nghiệm thành công miếng dán phục hồi tóc rụng

Thử nghiệm thành công miếng dán phục hồi tóc rụng

Thử nghiệm trên chuột cho thấy miếng dán vi kim mới giúp lông mọc lại dày và rậm hơn so với phương pháp điều trị bằng testosterone cũ.

Đăng ngày: 07/11/2022
Nhóm học sinh cấp 2 làm giấy từ vỏ sầu riêng

Nhóm học sinh cấp 2 làm giấy từ vỏ sầu riêng

TP HCM- Nhóm học sinh THCS Lý Thánh Tông, quận 8 dùng vỏ sầu riêng tạo ra giấy có mùi thơm tự nhiên, giúp tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

Đăng ngày: 04/11/2022
Phát triển thành công nhựa tự động chuyển từ mềm sang cứng dưới ánh sáng

Phát triển thành công nhựa tự động chuyển từ mềm sang cứng dưới ánh sáng

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển thành công một loại vật liệu nhựa linh hoạt lấy cảm hứng từ sinh vật sống với nhiều ứng dụng hứa hẹn.

Đăng ngày: 29/10/2022
75 mẹo giúp bạn tập trung, tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn

75 mẹo giúp bạn tập trung, tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn

Thống kê cho thấy trung bình một nhân viên lãng phí 2,1 giờ làm việc mỗi ngày. Như vậy là cứ 11 phút làm việc, chúng ta lại bị xao lãng bởi email, Facebook, " buôn chuyện"...

Đăng ngày: 27/10/2022
Nước biển dâng, nông dân Bangladesh hồi sinh phương thức canh tác cổ xưa

Nước biển dâng, nông dân Bangladesh hồi sinh phương thức canh tác cổ xưa

Nông dân Mohammad Mostafa sống ở phía tây nam Bangladesh đã hồi sinh phương thức canh tác trên bè nổi của tổ tiên, trong bối cảnh nước biển dâng và lũ lụt đe dọa đất canh tác.

Đăng ngày: 25/10/2022
Trung Quốc phát triển

Trung Quốc phát triển "pin nước biển" sản xuất điện sạch

Các nhà khoa học Trung Quốc kết hợp vi sinh vật với nước biển để chuyển đổi ánh sáng thành đường, sau đó sử dụng đường để tạo ra điện.

Đăng ngày: 15/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News