"Tháp nước châu Á" gặp sự cố, đe dọa hơn 2 tỷ người?

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc kêu gọi xác định khẩn cấp tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu tới một trong những nguồn nước ngọt quan trọng nhất thế giới.

Cao nguyên Tây Tạng và các vùng núi xung quanh, được giới môi trường ví như "Tháp nước Châu Á", là thượng nguồn của 10 con sông lớn chảy khắp Châu Á, cung cấp nước cho gần 2 tỷ người - khoảng 1/4 dân số thế giới.

Tháp nước châu Á gặp sự cố, đe dọa hơn 2 tỷ người?
Biến đổi khí hậu đang biến "tháp nước Châu Á" thành những dòng sông bùn độc hại. (Ảnh: Shutterstock).

Tuy nhiên do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhiều khu vực của tháp nước đã biến thành bùn độc hại, và hiện vẫn chưa biết rõ mức độ tồi tệ của vấn đề.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment vào ngày 11/10, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc lý giải rằng biến đổi khí hậu sẽ đẩy nhanh quá trình tan chảy của sông băng, gia tăng dòng chảy trầm tích ở thượng nguồn và các chất ô nhiễm khác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ở hạ nguồn.

Trước đó, hầu hết các nghiên cứu trong khu vực đều chỉ tập trung vào lượng nước. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng nước đã ngày càng trở nên quan trọng đối với sinh kế của địa phương và hạ lưu, theo các nhà nghiên cứu.

Một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Toàn bộ lượng nước trong tháp nước châu Á sẽ tăng lên do biến đổi khí hậu và các chất hóa học trong nước sẽ được đưa đến các con sông ở hạ lưu, nhưng vấn đề này chưa được chú ý nhiều".

Tháp nước châu Á gặp sự cố, đe dọa hơn 2 tỷ người?
Một hồ chứa nước trên Cao nguyên Tây Tạng. (Ảnh: Getty).

Được biết, tháp nước châu Á là nơi tập trung của hầu hết các dòng sông băng bên ngoài Bắc Cực và Nam Cực. Đặc điểm của chúng là rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu.

Theo nghiên cứu, hiện tượng ấm lên toàn cầu đã khiến sông băng tan chảy và lớp băng vĩnh cửu dần biến mất trong khu vực. Kết quả là, dòng chảy trầm tích (dòng chảy tạo ra do tan chảy) ở đầu nguồn đã tăng lên trong 6 thập kỷ qua.

Tính từ năm 1979 đến năm 2020, nhiệt độ trung bình trong khu vực tăng 0,44 độ C mỗi thập kỷ - gấp đôi tốc độ trung bình toàn cầu, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí vào tháng 6.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào tháng 10/2021, tổng lượng trầm tích trong tháp nước châu Á được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050 trong một kịch bản biến đổi khí hậu khắc nghiệt.

Theo các tác giả, cùng với những thay đổi về lượng nước, nước thượng nguồn mang theo các chất hóa học, bao gồm asen, canxi và magiê, đến các con sông ở hạ lưu.

Do đó, chất lượng nước ở hạ lưu sẽ không chỉ bị tác động ngày càng nhiều bởi các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu, mà còn bởi những thay đổi về chất lượng nước ở thượng nguồn.

Trước thực trạng này, các nhà nghiên cứu đã đề nghị giám sát lượng nước tại "Tháp nước châu Á" bằng cách tạo ra một mạng lưới nghiên cứu dựa trên dữ liệu chất lượng nước, cũng như kêu gọi chung tay các quốc gia bị ảnh hưởng để giảm thiểu vấn đề.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới đang bị cuốn trôi khỏi Nam Cực và có nguy cơ tan chảy hoàn toàn

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới đang bị cuốn trôi khỏi Nam Cực và có nguy cơ tan chảy hoàn toàn

Một hình ảnh vệ tinh mới cho thấy tảng băng trôi lớn nhất thế giới, A-76A, đã đi vào Drake Passage, một con đường thủy có dòng hải lưu di chuyển nhanh sẽ đưa tảng băng đi một chiều và tan chảy hoàn toàn.

Đăng ngày: 14/11/2022
Các tỷ phú

Các tỷ phú "thải ra" lượng khí nhà kính gấp 1 triệu lần người thường

Theo một nghiên cứu, một tỷ phú có các hoạt động như đầu tư hay lối sống xa hoa gây ra lượng khí nhà kính gấp 1 triệu lần so với người bình thường.

Đăng ngày: 10/11/2022
Nguyên nhân miền Bắc ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Nguyên nhân miền Bắc ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Ngoài điều kiện thời tiết và các nguyên nhân từ giao thông, xây dựng, sản xuất, thì đốt rơm rạ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng những ngày qua ở miền Bắc.

Đăng ngày: 09/11/2022
Đã có thể tạo mưa bằng cách dùng máy bay không người lái phóng điện vào mây

Đã có thể tạo mưa bằng cách dùng máy bay không người lái phóng điện vào mây

Thí nghiệm lần đầu chứng minh phóng điện từ máy bay không người lái có thể cung cấp giải pháp mới để tạo ra mưa nhân tạo.

Đăng ngày: 08/11/2022
Cột khói trong vụ phun núi lửa Tonga chạm tới tầng 3 của khí quyển

Cột khói trong vụ phun núi lửa Tonga chạm tới tầng 3 của khí quyển

Khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai phun trào dưới biển hồi tháng 1, nó tạo ra cột đám tro bụi và hơi nước cao đến mức vượt qua lớp thứ ba của khí quyển Trái Đất.

Đăng ngày: 07/11/2022
Đức khôi phục các cánh đồng cỏ biển nhằm chống biến đổi khí hậu

Đức khôi phục các cánh đồng cỏ biển nhằm chống biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học Đức đang tìm cách khôi phục các cánh đồng cỏ biển, nơi chứa đựng hàng triệu tấn carbon nhưng đang bị thu hẹp nhanh do chất lượng nước giảm, trái đất nóng lên và dịch bệnh.

Đăng ngày: 05/11/2022
Cầu vồng sẽ xuất hiện nhiều hơn, nhưng đây không phải tin vui

Cầu vồng sẽ xuất hiện nhiều hơn, nhưng đây không phải tin vui

Một trong những hệ quả bất thường của biến đổi khí hậu khắc nghiệt bao gồm sự gia tăng tần suất của cầu vồng trên toàn cầu vào năm 2100 lên khoảng 5%.

Đăng ngày: 05/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News