Thắt lòng trước cảnh chim chết hàng loạt trên đảo xa
Những thước phim tư liệu về rác nhựa đầy chặt trong xác những chú chim đang phân hủy trên một hòn đảo Thái Bình Dương xa xôi đã khiến nhiều người chứng kiến phải quặn lòng.
Tờ Daily Mail (Anh) cho biết không dừng lại ở đó, gần xác những chú chim đang phân hủy là nhiều chim non ngơ ngẩn bị bao vây giữa “biển rác”.
Xác của những chú chim biển cho thấy chúng đã ăn phải rất nhiều rác thải. (Ảnh: Daily Mail)
Những hình ảnh này là tiếng chuông cảnh tỉnh về ô nhiễm rác thải đang trở thành thủ phạm khiến hàng chục nghìn con chim trên hòn đảo Midway tại Bắc Thái Bình Dương bỏ mạng.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Chris Jordan cho biết ông hy vọng rằng những bức ảnh gây sốc này sẽ khiến công chúng quan tâm tới vấn nạn rác thải đang ở mức nguy hiểm toàn cầu.
Hàng nghìn chú chim đã chết trên đảo Midway. (Ảnh: Daily Mail)
Những chú chim non bị bao vây giữa "biển rác". (Ảnh: Daily Mail)
Phát biểu với tờ Guardian (Anh), nhiếp ảnh gia Jordan nêu rõ: “Những chất liệu này còn mãi với thời gian nhưng chúng ta lại vất chúng đi chỉ sau một lần sử dụng”.
“Nhưng chỉ một cá nhân không thể tạo ra thay đổi. Khi có 100 triệu người quyết định làm điều gì đó khác biệt thì đó mới là thời điểm thay đổi thực sự diễn ra”, ông Jordan cho hay.
Những hình ảnh trên đều xuất hiện trong bộ phim tài liệu được phát hành tháng 4/2018 có tên Albatross do nhiếp ảnh gia Chris Jordan hợp tác cùng đồng nghiệp Manuel Maqueda thực hiện trên đảo Midway. Trong 8 năm, họ đã đến hòn đảo 8 lần để quay lại những thước phim tư liệu đầy chân thực.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
