Thế giới ngày càng đau đầu: Hơn 1 tỷ người thấy ngày nào cũng là ngày đau đầu với họ
Nếu bạn hỏi 7 người xung quanh mình: "Hôm nay, có lúc nào bạn bị đau đầu hay không?", chắc chắn bạn sẽ tìm được 1 câu trả lời "Có". Còn nếu bạn đổi "hôm nay" thành "trong một năm trở lại đây", thì cứ 2 người được hỏi sẽ có 1 người gật đầu.
Đây là những thống kê được các nhà khoa học rút ra từ nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Journal of Headache and Pain. Theo đó, có tới 15% dân số, tương đương 1,1 tỷ người bị đau đầu mỗi ngày. Và 52% dân số, tương đương 4,1 tỷ người bị đau đầu hàng năm.
Đau đầu dường như đang trở thành một căn bệnh kinh niên ám ảnh nhân loại.
Có tới 15% dân số, tương đương 1,1 tỷ người bị đau đầu mỗi ngày.
Trong trường hợp bạn chưa biết, đau đầu là kết quả của các tín hiệu tương tác giữa não, mạch máu và dây thần kinh xung quanh đầu. Cơn đau đầu xuất hiện sau khi một nguyên nhân nào đó sẽ kích hoạt các dây thần kinh cụ thể ảnh hưởng đến cơ và mạch máu. Các dây thần kinh này gửi tín hiệu đau đến não và khiến bạn cảm thấy khó chịu theo từng dạng khác nhau.
Có những cơn đau đầu nhẹ nhàng nhưng âm ỉ, nhưng cũng có những cơn đau đầu kịch phát và dữ dội. Bạn cũng có thể bị đau một nửa bên đầu hoặc đau theo từng cụm.
Nếu chia theo nguyên nhân, có đau đầu nguyên phát do căng thẳng, di truyền... và đau đầu thứ phát, do các bệnh lý mạch máu, chấn thương, tắc nghẽn xoang hoặc khối u... gây ra.
Các nhà khoa học đã thống kê có trên 150 nguyên nhân và các dạng đau đầu tất cả. Điều này giải thích tại sao nó trở thành triệu chứng làm phiền nhân loại nhiều nhất lúc này.
Và nếu bạn còn nhớ, Covid-19 cũng có thể gây đau đầu.
Có hàng trăm kiểu đau đầu khác nhau.
Trong một đánh giá cập nhật của dự án Gánh nặng bệnh tật toàn cầu, một nhóm các nhà nghiên cứu não bộ ở Na Uy và Vương quốc Anh đã đánh giá lại 350 nghiên cứu thống kê lớn trên thế giới về đau đầu cho đến năm 2020.
Ngoài các con số được tìm thấy kể trên, nói hơn một nửa dân số thế giới bị đau đầu hàng năm, nghiên cứu còn tìm thấy 26% số người bị đau đầu dạng căng thẳng và 14% bị chứng đau nửa đầu.
Khoảng 5% dân số phải đối phó với chứng đau đầu kéo dài hơn 15 ngày mỗi tháng. Và như đã nói, có khoảng một phần bảy số người được hỏi nói rằng ngày nào họ cũng bị đau đầu.
Kết quả này phù hợp với những ước tính trước đây và một lần nữa cho thấy đau đầu vẫn là một vấn đề ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
Nguyên nhân có thể đến từ việc thế giới của chúng ta đang ngày càng có nhiều căng thẳng hơn. Việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm cũng như các yếu tố di truyền cũng làm nguyên nhân gây đau đầu gia tăng, các tác giả nghiên cứu mới cho biết.
Có khoảng 10% những cơn đau đầu được coi là nặng và cần điều trị y tế.
Các bác sĩ cho biết đa số các cơn đau đầu gây khó chịu và giảm năng suất làm việc, nhưng chúng chỉ là thoáng qua và bạn đơn giản chỉ cần đợi chúng biến mất.
Nhưng có khoảng 10% những cơn đau đầu được coi là nặng và cần điều trị y tế. Bạn nên đi khám nếu có các cơn đau đầu kéo dài quá 72 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, đau đầu kèm theo một số triệu chứng dưới đây cũng nguy hiểm:
- Đau đầu kèm buồn nôn
- Nhìn đôi
- Chóng mặt, ngã
- Nói lắp
- Sốt
- Sút cân
- Mất ngủ liên tục
- Chân tay bị phù hoặc chậm chạp
Đây rất có thể là những triệu chứng thêm vào từ cơn đau đầu thứ phát, và bạn nên đi khám để phát hiện ra căn bệnh nào đang thực sự gây ra chúng để điều trị kịp thời.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
