Làm nguội trứng luộc bằng nước lạnh có sao không?

Nhiều người sau khi luộc trứng thường vớt ra cho vào nước lạnh để nhanh nguội, điều này có nên?

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi trứng luộc đã chín, người ta thường vớt ra và cho vào nước lạnh để trứng nhanh nguội.


Làm trứng luộc nguội bằng cách cho trứng vào nước lạnh không gây ảnh hưởng đến chất lượng của trứng.

Việc làm này không những giúp dễ bóc trứng mà khi bóc màng trứng và lòng trắng không bị dính nhau. Khi đó, quả trứng sau khi bóc vỏ nhìn sẽ đẹp hơn so với quả trứng bóc ra bị khuyết.

Ngâm trứng sau khi luộc vào nước lạnh sẽ giúp quả trứng dễ bóc vỏ hơn. (Ảnh minh họa)

Việc cho trứng từ nước đang sôi vào nước lạnh là áp dụng cơ chế vật lý học nóng nở ra và lạnh co lại. Trứng đang nóng, gặp nước lạnh làm màng trứng và phần lòng trắng tách nhau ra, nhưng không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng của trứng.

Trứng là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đủ thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol…

Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hoá khác nhau. Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hoá kém là do chứa men antitrypsin, ức chế men tiêu hoá của tuỵ và ruột, khi đun nóng 80ºC men này sẽ bị phá huỷ. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều dễ đồng hoá, hấp thu.

Lecithin trong trứng tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol. Do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch (liên quan tới bệnh tăng huyết áp, tim mạch) và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

ThS.BS Nguyễn Văn Tiến lưu ý, lòng đỏ nên ăn có liều lượng, trước 40 tuổi ăn 3 lòng đỏ/tuần, sau 40 tuổi là 2 lòng đỏ/tuần, nếu rối loạn tăng lipid máu chỉ nên ăn 1 lòng đỏ/tuần. Trẻ từ một tuổi trở lên nên ăn 5-6 lòng đỏ/tuần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cách xử lý

Cách xử lý "chuẩn không cần chỉnh" khi bị hóc xương cá

Khi bị hóc xương cá, bạn cần phải nhanh chóng xử lý theo hướng dẫn dưới đây nhé.

Đăng ngày: 26/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News