Thế giới sắp có mưa sao băng nhân tạo?

Một tiến sĩ thiên văn học kiêm doanh nhân người Nhật Bản nói rằng cô đang tiến hành một kế hoạch tạo ra mưa sao băng nhân tạo nhằm mang đến nhiều điều thú vị cho mọi người.

Mưa sao băng nhân tạo?

Lena Okajima, tiến sỹ thiên văn học kiêm doanh nhân người Nhật đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng cô đang có một kế hoạch táo bạo - tạo ra mưa sao băng nhằm đem đến điều gì đó thật ý nghĩa cho mọi người xung quanh. Okajima đã và đang hợp tác với các nhà khoa học và nhiều kỹ sư khác tại trường ĐH Nihon (Tokyo, Nhật Bản) chế tạo ra một vệ tinh với chiều rộng khoảng 50 cm, có thể tạo và phóng ra hàng chục bong bóng nhỏ vào không gian.

Khi được phóng ra ngoài những quả bóng này có vận tốc tối đa lên tới 80km/h và lao nhanh xuống Trái Đất. Công thức hóa học của những quả bóng đặc biệt này hiện vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ, chúng có thể thay đổi màu sắc khi thay đổi một số công thức hóa học.

Thêm vào đó, vệ tinh này cũng sẽ gửi về các thông tin thu thập được từ bầu khí quyển phục vụ nghiên cứu cho các nhà khoa học qua những dải mưa sao băng nhân tạo. Okajima đang hy vọng sẽ có những tổ chức hay cá nhân đứng ra để hỗ trợ cho dự án đặc biệt này trong thời gian tới.


Chế tạo mưa sao băng nhân tạo sẽ là một dự án mang lại nhiều điều thú vị

Ông Nguyễn Đức Phường, chuyên gia nghiên cứu về thiên văn - vũ trụ cho biết: "Mỗi năm, chúng ta có cơ hội quan sát bằng mắt thường khoảng 8 trận mưa sao băng lớn. Các trận mưa sao băng này thường lặp lại từ năm này sang năm khác."

Ví dụ, mưa sao băng Lyrids các năm trước xuất hiện vào ngày 22 - 23/4 thì năm nay vẫn sẽ lặp lại vào ngày 22 - 23/4. Nguyên nhân là do trên quỹ đạo của Trái đất có một số đám thiên thạch và bụi nhỏ.

Chúng là kết quả để lại sau những lần xuất hiện của các sao chổi. Các hạt bụi này phân bố theo quỹ đạo hình elip quay quanh Mặt trời theo chu kỳ nhất định và cắt ngang quỹ đạo của Trái đất.

Khi Trái đất đi xuyên qua đám bụi này, nhiều mảnh thiên thạch nhỏ bị hấp dẫn của Trái Đất hút về phía mình. Chúng lao qua khí quyển và bốc cháy, người ta gọi đó là mưa sao băng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News