Thêm bằng chứng về nước trên sao Hỏa

Một thiên thạch từ sao Hỏa rơi xuống Trái đất vào năm ngoái chứa bằng chứng cho thấy nước từng tồn tại trên bề mặt Hành tinh đỏ.

Một thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa cách đây khoảng 700.000 năm, đã rơi xuống Trái đất tại khu vực sa mạc gần thị trấn Tissint ở miền nam Ma-rốc vào tháng 7 năm ngoái. Các nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho thiên thạch này là Tissint.

Thiên thạch Tissint nặng khoảng 1kg và đường kính 12cm, đã được phân tích bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế, bao gồm các chuyên gia đến từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London (Anh) - nơi thiên thạch này đang được trưng bày.


Thiên thạch Tissint đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên London.

Tiến sĩ Caroline Smith, chuyên gia về thiên thạch tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên London, cho biết trên Daily Mail: “Một trong những thông tin quan trọng về thiên thạch Tissint mà chúng tôi phát hiện là một số chất hóa học trong thiên thạch này cho thấy rằng nó có nguồn gốc gần với bề mặt sao Hỏa hay thậm chí trên bề mặt của hành tinh này”.

Kết quả phân tích cũng cho thấy thiên thạch chứa một lượng lớn thủy tinh đen, được tạo ra bởi sức nóng từ một tảng đá bị nóng chảy. Các nhà khoa học khẳng định rằng những nguyên tố được tìm thấy trong thủy tinh không phải từ Trái đất. Một trong những nguyên tố này là xeri - rất phổ biến trên bề mặt sao Hỏa.

“Thiên thạch giàu nguyên tố xeri xảy ra có thể là do nó đi nằm gần bề mặt của sao Hỏa. Nước hay chất lỏng khác đã mang theo nguyên tố xeri từ bề mặt Hành tinh đỏ và thấm vào các khe hở trong thiên thạch”, tiến sĩ Caroline Smith giải thích.

Các nhà khoa học không biết quá trình này xảy ra khi nào, nhưng nó có thể xảy ra ở thời điểm trước khi thiên thạch bị bắn khỏi sao Hỏa do ảnh hưởng của một vụ va chạm giữa hành tinh này với một thiên thạch trong vũ trụ. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy nitơ từ bầu khí quyển của sao Hỏa trong thủy tinh đen.

Tiến sĩ Caroline Smith cũng cho biết, các nhà khoa học trên Trái đất có thể phân tích thành phần trên sao Hỏa thông qua thiên thạch này với độ chính xác cao, mà không cần sử dụng những robot như tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đáp xuống Hành tinh đỏ mới đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News