Thêm một tên lửa Trung Quốc rơi tự do xuống Trái đất
Tên lửa Long March - 2F được phóng ngày 17-6 từ Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan ở phia Tây Bắc Trung Quốc trong một sứ mệnh không gian, sau khi cạn kiệt nhiên liệu đã rơi tự do trở lại Trái đất.
Đây là tên lửa phóng tàu vũ trụ Thần Châu-12 cùng 3 phi hành gia Trung Quốc tới trạm vũ trụ mới của nước này và đã rơi tự do xuống khu vực Thái Bình Dương vào ngày 3/7.
Phi đội Kiểm soát Không gian số 18 của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở bang California đã theo dõi đường đi của tên lửa này.
Bà Diana McKissock, Trưởng phòng An toàn Không gian của phi đội, cho biết: "Phi đội Kiểm soát Không gian 18 xác nhận việc quay trở lại không kiểm soát của thân tên lửa CZ-2F xảy ra vào ngày 3-7-2021".
Tên lửa Long March-2F lớn bằng một nửa Long March-5B, là tên lửa lớn nhất mà Trung Quốc đã phóng cho đến nay.
Tàu vũ trụ Thần Châu-12 của Trung Quốc trên bệ đỡ tên lửa Long March - 2F. (Ảnh: Youtube)
Khi một phần dài hơn 30m của tên lửa Long March-5B rơi trở lại Trái đất vào tháng 5, kích thước của nó và mối đe dọa tiềm tàng đã khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lúc đó phải đặt câu hỏi: Liệu quân đội Mỹ có nên bắn hạ để bảo vệ bất kỳ cộng đồng nào trên con đường rơi của nó hay không.
Thông thường, khi một quốc gia hoặc công ty phóng tên lửa tư nhân đưa tên lửa vào quỹ đạo, các nhà khai thác phải dự trữ đủ nhiên liệu để có thể bắn các động cơ đẩy cho một chuyến tái nhập có kiểm soát vào khu vực phía nam của Ấn Độ Dương, ông Todd Harrison, giám đốc Dự án An ninh Hàng không Vũ trụ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.
"Đó là cách làm có trách nhiệm. Họ - người Trung Quốc - lại để những thứ này rơi xuống bất cứ nơi nào" - ông Harrison nói tiếp.
Kể từ sự cố tên lửa tầm cao hồi tháng 5, Phi đội Kiểm soát Không gian 18 đã theo dõi "23 vật thể không gian lớn hơn một mét vuông" cũng rơi xuống Trái đất, bà McKissock cho biết. Tuy nhiên, "không có loại nào lớn bằng thân tên lửa CZ-5B" - bà nói.
Vào năm 2020, các mảnh của tên lửa Long March-5B rơi xuống Côte d'Ivoire ở bờ biển phía Tây của châu Phi.
Trong khi năng lực không gian của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng nhưng "họ không có kinh nghiệm như một cường quốc không gian và họ có những tính toán quá rủi ro. Cuối cùng, đây là một rủi ro cho cộng đồng toàn cầu. Vì hầu hết vật thể này có thể va phải máy bay hoặc rơi xuống đất mà người khác phải gánh chịu" - ông Harrison nói.

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
