Thêm muối vào thức ăn có thể làm giảm hơn hai năm tuổi thọ
Một nghiên cứu trên 500.000 người đã kết luận, những người luôn thêm muối vào thức ăn có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 28% so với những người hiếm hoặc không bao giờ làm như vậy.
Thông thường, khoảng 3 trong số 100 người từ 40 đến 69 tuổi chết sớm trong dân số nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu cho thấy, cứ 100 người thì có thêm một người có thể chết sớm do ăn nhiều muối.
Theo đó, những người đàn ông ở độ tuổi 50 có thể mất khoảng 2,28 năm cuộc đời do tiêu thụ quá nhiều muối. Con số này ở phụ nữ cùng độ tuổi là khoảng 1,5 năm.
Gần 18.500 ca tử vong sớm (dưới 75 tuổi) đã được ghi nhận trong thời gian theo dõi 9 năm sau khi dữ liệu được thu thập từ năm 2006 đến năm 2010.
Nghiên cứu mới do Giáo sư Lu Qi, thuộc Trường Y tế công cộng và Y học nhiệt đới, Đại học Tulane ở New Orleans, Mỹ, đứng đầu.
Giáo sư Qi, người làm việc cùng với các đồng nghiệp từ Trường Y Harvard, cho biết: "Trong chế độ ăn uống của phương Tây, việc bổ sung muối vào thức ăn chiếm 6% - 20% tổng lượng muối ăn nạp vào cơ thể và đây là biện pháp duy nhất để đánh giá mối liên quan giữa lượng natri ăn vào và nguy cơ tử vong".
Theo giáo sư Qi, ngay cả việc "giảm một cách khiêm tốn" lượng natri cũng có thể mang lại "những lợi ích sức khỏe đáng kể".
Người luôn thêm muối vào thức ăn có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 28%. (Ảnh: Sky News).
Nghiên cứu đã tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc, chỉ số khối cơ thể (BMI), hút thuốc, uống rượu, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống, cùng với các tình trạng sức khỏe như mắc bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim.
Nguy cơ tử vong sớm liên quan đến việc thêm muối đã giảm nhẹ ở những người ăn nhiều trái cây và rau quả hơn, tuy nhiên sự khác biệt là không "đáng kể".
"Vì nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên báo cáo mối liên quan giữa việc thêm muối vào thực phẩm và tỷ lệ tử vong, do đó cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận các phát hiện trước khi đưa ra khuyến nghị", giáo sư Qi nói.
Y tá tim mạch cao cấp của Tổ chức Tim mạch Anh Chloe MacArthur cảnh báo rằng "phần lớn muối" đã có trong các sản phẩm trước khi chúng được mua, nghĩa là mọi người tiêu thụ nhiều muối hơn mức họ nhận ra, và kêu gọi các Bộ trưởng tìm cách khuyến khích ngành công nghiệp thực phẩm giảm muối.
Bà Chloe MacArthur nói: "Chúng ta vẫn cần một ít muối trong chế độ ăn uống của mình, nhưng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ".

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?
Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê
