Thí nghiệm đau đớn

Rất cần sự dũng cảm để biến mình thành "chuột lang" nhân danh khoa học, và mới đây đã có người tình nguyện để ong cắn nhiều lần để tìm ra điểm đau nhất trên cơ thể.

Xuyên suốt lịch sử khoa học từ xưa đến nay, không phải ai cũng dám lấy bản thân thực hiện những thí nghiệm nguy hiểm. Benjamin Franklin, một trong những "cha già của nước Mỹ", đã bị sét đánh khi thả diều trong lúc trời bão vào năm 1752 để chứng minh sét mang theo điện tích. Nam tước Humphry Davy của Anh khi còn là một dược sĩ tập sự đã phát hiện cách điều chế khí cười và biến nó thành khí gây mê hữu hiệu. Trong khi đó, nhà khoa học Albert Hofmann (Thụy Sĩ) đã hít ma túy gây ảo giác cực mạnh là LSD trong nỗ lực điều chế các loại thuốc mới.


Cho ong đốt để thí nghiệm độ nhạy cảm của cơ thể - (Ảnh: Reuters)

Mới đây, Michael Smith của Đại học Cornell (Mỹ) đã dùng cơ thể mình và trải qua hàng tuần đau đớn chỉ để trả lời một câu hỏi: Chỗ nào bị ong đốt đau nhất? Báo cáo, đăng trên chuyên san PeerJ, có thể cung cấp kiến thức mới về sự nhạy cảm của cơ thể người đối với những tác động gây đau đớn về mặt tổng quát. Chuyên gia Smith, hiện nghiên cứu các tổ ong, cho hay ý tưởng trên đã xuất hiện sau cuộc trao đổi với giáo sư hướng dẫn về các mối nguy hiểm liên quan đến nghề nghiệp. “Chúng tôi cho rằng nếu bị ong đốt ở tinh hoàn ắt hẳn rất đau. Hai ngày sau đó, tôi bị ong đốt vào đúng chỗ đấy, nhưng hóa ra nó không đau lắm như tưởng tượng”, theo nghiên cứu sinh Smith.

Và thế dự án khoa học mới được khởi động. Sau khi chọn 25 điểm trên cơ thể, Smith dùng kẹp gắp ong mật tiếp xúc với da cho đến khi con vật đốt mới thôi, và để kim ở nguyên vị trí trong vòng 1 phút. Mỗi ngày Smith cho ong đốt 5 lần, và kéo dài suốt 38 ngày. Kết quả thu được không giống như dự kiến. Anh chia trải nghiệm đau theo thang điểm từ 0 đến 10, chẳng hạn như ong đốt vào cánh tay gây cơn đau nhức ở mức 5. Tinh hoàn hóa ra lại là điểm đau nhiều thứ 4, ở mức 7 điểm, tương đương như ong đốt vào má, lòng bàn tay và nách. Chỗ đau nhất chính là lỗ mũi (9 điểm), kế đến là môi trên (8,7) và bộ phận sinh dục đứng thứ 3 (7,3). Điểm ít đau nhất là da đầu, đầu ngón chân giữa, cánh tay trên, đều ở mức 2,3 điểm.

Dù bị ong cắn thường xuyên trong lúc làm thí nghiệm, Smith thừa nhận rằng không thể nào chịu nổi khi để ong đốt vào mũi đến lần thứ 3. “Tôi thật sự không muốn bị đốt vào chỗ đấy nữa. Cơ thể bạn sẽ phản ứng kịch liệt khi bị ong đốt, nhảy mũi, thở khò khè, mắt mũi chảy nước”, nghiên cứu sinh người Mỹ nhớ lại. Sau khi kết luận rằng cơ thể con người có độ nhạy cảm khác nhau ở từng bộ phận, Smith cho hay thông thường ong không có khuynh hướng hùng hổ tấn công người. Nếu bị một con ong bám theo, đừng hoảng hốt, giữ bình tĩnh và không nên để hơi thở rối loạn, vì ong thường bị hấp dẫn bởi khí CO2. Cứ bước đi bình thường thì ai cũng ổn. Duy có ong bắp cày là trường hợp ngoại lệ và nên cẩn thận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News