Thiên đường chim hoang dã lộng lẫy bậc nhất chính là hòn đảo này

Sẽ có chút khó khăn để được cho phép vào thăm khu bảo tồn thiên nhiên đảo Kapiti, New Zealand. Nhưng đổi lại, bạn sẽ được thỏa thích ngắm nhìn những loài chim đặc hữu quý hiếm nhất của quốc đảo này.

Từ Wellington, thủ đô của New Zealand, chỉ mất khoảng một giờ lái xe về phía bắc là tới bờ biển Kapiti. Đây cũng là nơi có đảo Kapiti, một trong những khu bảo tồn chim hoang dã thành công và tuyệt vời nhất thế giới.

Vùng đất tự nhiên độc đáo: Mới chỉ tiến hóa đến lớp lông vũ

Vốn dĩ, New Zealand là một quốc đảo tách biệt, tứ bề đều mênh mông nước biển. Trong sự kiện lục địa Gondwana nứt vỡ cách đây khoảng 85 triệu năm, mảng địa chất tạo nên quần đảo này đã bị tách rời, trôi dạt ra ngoài đại dương xa.

Thiên đường chim hoang dã lộng lẫy bậc nhất chính là hòn đảo này
Đảo Kapiti - một trong những khu bảo tồn chim hoang dã thành công và tuyệt vời nhất thế giới.

Cũng cách đây 85 triệu năm, sự tiến hóa của hệ động vật trên Trái đất mới chỉ phát triển đến lớp lông vũ. Vì bị tách rời và cô lập giữa biển khơi, nên quần đảo New Zealand cũng tự thành một hệ sinh thái riêng biệt. Nó không tiến lên lớp thú có vú mà xoay ngang, mở rộng hệ chim hoang.

Tuy nhiên năm 1769, khi người Châu Âu tràn lên quần đảo này sinh cơ lập nghiệp, họ đã mang theo một số động vật có vú dạng nhỏ như mèo, chuột, chồn... Chẳng mấy chốc, hệ sinh thái nguyên thủy của New Zealand đã bị tàn phá trầm trọng bởi những loài thú săn mồi chưa từng có ấy.

Chỉ cho phép tối đa là 68 khách tham quan mỗi ngày

Chẳng bao lâu, New Zealand nhận ra sự tai hại đến từ nhà thú có vú đối với quần đảo đã dừng lại ở lớp chim này. Họ lập tức phát động chiến dịch tiêu diệt chúng, trả lại môi trường sống vốn có cho chim đảo.

Trên khắp Kapiti, toàn bộ chuột, mèo, chồn opossum, cừu chó và các loài chồn khác đều bị bắt sạch sẽ. Nhờ đó, những loài chim quý hiếm, đặc hữu mới được khôi phục và phát triển mạnh mẽ.

Thiên đường chim hoang dã lộng lẫy bậc nhất chính là hòn đảo này
Kapiti đặc biệt quy định giới hạn số lượng khách ghé thăm trên một ngày.

Để đảm bảo sự tự nhiên của môi trường hoang dã, Kapiti đặc biệt quy định giới hạn số lượng khách ghé thăm trên một ngày. Họ sẽ chỉ cho phép tối đa là 68 người.

Có điều, đảo Kapiti cũng không phải là chưa từng có dân cư sinh sống. Thực chất, con người đã có mặt tại đây từ gần 800 năm trước cơ.

Thiên đường chim chóc đặc hữu của New Zealand

Ngày nay, kiến trúc lâu đời nhất vẫn còn sử dụng được ở đảo Kapiti là Whare Tawhito. Nó được xây dựng từ năm 1897, hiện là điểm đón tiếp du khách trước khi cho phép họ vào tham quan khu bảo tồn.

Trên đảo Kapiti, 1200 con chim kiwi nhỏ tròn ủng như cục bông lững thững đi lại. Loài chim này đã tuyệt chủng trên cả đảo Bắc và Nam của New Zealand. Nhưng may là vào năm 1912, 5 con cuối cùng đã được đưa tới Kapiti. Chính tại đây, chúng sinh sôi nảy nở, lên đến cả ngàn con như hiện tại.

Thiên đường chim hoang dã lộng lẫy bậc nhất chính là hòn đảo này
Chim Kiwi.

Hai loài vẹt đặc hữu New Zealand là kakariki và kaka cũng được cứu thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng, vô tư nô giỡn trên hòn đảo này. Thêm cả weka, một loài chim thuộc họ gà nước không biết bay, và chim takahe nữa. Tất cả chúng đều không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài New Zealand.

Và tuyệt vời hơn cả là ngoài những loài chim đặc hữu ấy, Kapiti còn đầy rẫy các loài chim quý hiếm, xinh đẹp khác, cùng nhiều loài bò sát độc đáo cũng như côn trùng lạ mắt. Chưa kể, hòn đảo này còn sở hữu quan cảnh thiên nhiên hùng vĩ, lộng lẫy bậc nhất nữa.

Thiên đường chim hoang dã lộng lẫy bậc nhất chính là hòn đảo này
Hai loài vẹt đặc hữu New Zealand là kakariki và kaka cũng được cứu thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng.

Đến đây, bạn sẽ chẳng bao giờ phải hối tiếc. Nhưng đừng quên đăng ký trước với một trong hai công ty du lịch là Kapiti Island Eco Experience hoặc Kapiti Island Nature Tours đấy nhé! Vì Kapiti có giới hạn lượt khách tham quan mỗi ngày mà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thành phố Trung Quốc bị tường cát cao 100m “nuốt chửng” sau 5 phút

Thành phố Trung Quốc bị tường cát cao 100m “nuốt chửng” sau 5 phút

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), khu vực miền trung và tây tỉnh Gansu, trải dài trên phạm vi 1000km bị một trận bão cát tấn công hôm 26/11.

Đăng ngày: 28/11/2018
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí dễ mắc ung thư vú

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí dễ mắc ung thư vú

Phụ nữ làm việc gần những con đường đông đúc có nguy cơ phát triển ung thư vú cao, do ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông, các nhà nghiên cứu cảnh báo.

Đăng ngày: 27/11/2018
Tìm thấy cách biến CO2 thành vải và nhựa hiệu quả cực nhanh

Tìm thấy cách biến CO2 thành vải và nhựa hiệu quả cực nhanh

Các chất xúc tác là những chất liệu đầu tiên, ngoài enzyme, có thể biến CO2 và nước thành các khối cacbon có chứa một, hai, ba hoặc bốn nguyên tử cacbon với hiệu suất hơn 99%.

Đăng ngày: 27/11/2018
Che mặt trời để chặn... nóng lên toàn cầu

Che mặt trời để chặn... nóng lên toàn cầu

Các nhà khoa học đến từ hai trường đại học Mỹ là Harvard và Yale vừa đề xuất ý tưởng chống lại sự nóng lên toàn cầu bằng cách sử dụng hóa chất để giảm bớt cường độ của ánh sáng mặt trời.

Đăng ngày: 26/11/2018
Bão tan, mưa lũ, ngập úng hoành hành

Bão tan, mưa lũ, ngập úng hoành hành

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 9, trong ngày 25/11, từ Khánh Hòa đến Bình Thuận rồi TP HCM có mưa rất lớn làm nhiều nơi bị cô lập, thiệt hại nặng.

Đăng ngày: 26/11/2018
Động đất kéo 2 đảo New Zealand xích lại gần nhau

Động đất kéo 2 đảo New Zealand xích lại gần nhau

Hai hòn đảo ở New Zealand đã dịch chuyển lại gần nhau hơn sau nhiều trận động đất vào năm 2016.

Đăng ngày: 25/11/2018
Bão Usagi áp sát Vũng Tàu, mưa lớn

Bão Usagi áp sát Vũng Tàu, mưa lớn

Tốc độ di chuyển chậm lại nhưng cường độ gió vẫn đạt 100 km/h, bão Usagi còn cách Vũng Tàu 40 km, nhiều nơi đang mưa lớn.

Đăng ngày: 25/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News