Thiên hà nhiều lần đâm xuyên qua dải Ngân Hà

Thiên hà lùn Sagittarius cách dải Ngân Hà khoảng 26.000 năm ánh sáng có thể là yếu tố thúc đẩy Mặt Trời hình thành.

Nhà nghiên cứu Tomás Ruiz-Lara tại Viện Vật lý thiên văn Quần đảo Canary, Tây Ban Nha, cùng đồng nghiệp phân tích dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Gaia để đo tuổi của những ngôi sao trong vòng 6.500 năm ánh sáng quanh hệ Mặt Trời, New Scientist hôm 25/5 đưa tin.

Thiên hà nhiều lần đâm xuyên qua dải Ngân Hà
Đường đi của Sagittarius qua đĩa thiên hà của dải Ngân Hà. (Ảnh: New Scientist).

Nhóm chuyên gia phát hiện có ba thời kỳ sao mới tăng cường hình thành, xảy ra khoảng 5,7 tỷ năm, 1,9 tỷ năm và 1 tỷ năm trước. Họ cũng tìm được dấu hiệu cho thấy một đợt bùng nổ sao mới bắt đầu cách đây 70 triệu năm và có vẻ vẫn kéo dài đến nay. Các đợt bùng nổ xảy ra trùng với thời điểm thiên hà lùn Sagittarius đâm xuyên qua dải Ngân Hà.  

Sagittarius quay quanh dải Ngân Hà và cũng là một trong những thiên hà gần nhất. Dù kích thước chỉ bằng chưa đến 1/10 dải Ngân Hà, có vẻ Sagittarius vẫn gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành sao tại đây. Thậm chí hệ Mặt Trời cũng có khả năng hình thành sau vụ va chạm 5,7 tỷ năm trước.

"Dải Ngân Hà đang ở trạng thái cân bằng, tĩnh lặng. Việc Sagittarius đi qua giống như ném một hòn đá xuống hồ", Ruiz-Lara cho biết. Nó tạo thành những gợn sóng trong đám mây khí bụi của dải Ngân Hà, khiến một số khu vực trở nên đậm đặc hơn và bắt đầu hình thành sao mới hiệu quả hơn.

"Có thể nếu thiếu Sagittarius, hệ Mặt Trời sẽ không tồn tại", Ruiz-Lara nhận định. Ông cho biết, thời gian hệ Mặt Trời hình thành khớp với lần đầu tiên Sagittarius đâm vào dải Ngân Hà, nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn vụ va chạm là nguyên nhân.

Số vụ va chạm như vậy có thể xảy ra ngày càng thường xuyên vì quỹ đạo của Sagittarius quanh dải Ngân Hà đang thu hẹp. "Sagittarius đang đến gần hơn từng chút một, cuối cùng sẽ sáp nhập với dải Ngân Hà", Ruiz-Lara nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xem trực tiếp sự kiện phóng tàu chở người lên vũ trụ đầu tiên của SpaceX và NASA

Xem trực tiếp sự kiện phóng tàu chở người lên vũ trụ đầu tiên của SpaceX và NASA

16h33p ngày 27/5 (giờ địa phương), SpaceX và NASA sẽ phóng tàu con thoi Crew Dragon đưa hai nhà phi hành lên Trạm không gian quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 27/05/2020
Màu sắc của các ngoại hành tinh tiết lộ chúng có thể ở được hay không?

Màu sắc của các ngoại hành tinh tiết lộ chúng có thể ở được hay không?

Một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học Cornell ở Mỹ đã đề xuất một cách mới để tìm hiểu xem một ngoại hành tinh có khả năng ở được không.

Đăng ngày: 27/05/2020
Cầu vũ trụ giữa các chòm thiên hà

Cầu vũ trụ giữa các chòm thiên hà

Hệ thống Abell 2384 mang theo ám ảnh từ quá khứ thê lương. Vài trăm triệu năm về trước, hai chòm thiên hà lập thành hệ này đã va chạm với nhau.

Đăng ngày: 27/05/2020
SpaceX và Elon Musk trước chuyến bay lịch sử đưa người vào vũ trụ

SpaceX và Elon Musk trước chuyến bay lịch sử đưa người vào vũ trụ

Phi hành gia Doug Hurley nói SpaceX không chỉ "chơi tất tay" cho diện mạo tàu vũ trụ, mà còn thiết kế và chế tạo mọi chi tiết bên trong SpaceX Dragon vận hành đạt mức hoàn hảo.

Đăng ngày: 26/05/2020
Trứng chim cút sắp được đưa lên ấp ngoài vũ trụ

Trứng chim cút sắp được đưa lên ấp ngoài vũ trụ

Nga dự kiến sẽ đưa trứng chim cút và lò ấp lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm tới để nghiên cứu sự phát triển của phôi.

Đăng ngày: 26/05/2020
Nước tiểu của phi hành gia ở Mặt trăng có ích hơn Trái đất

Nước tiểu của phi hành gia ở Mặt trăng có ích hơn Trái đất

Trên không gian, mọi thứ đều cần được tận dụng, bao gồm cả chất thải của các phi hành gia.

Đăng ngày: 26/05/2020
Phát hiện ngôi sao

Phát hiện ngôi sao "già" gần bằng vũ trụ

Tuổi của ngôi sao này chỉ nhỏ hơn vũ trụ vài trăm triệu năm.

Đăng ngày: 25/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News