Thiên thạch 2011 AG5 có thể tấn công trái đất vào năm 2040
Thiên thạch 2011 AG5 đang trở thành kẻ hủy diệt tiềm năng đối với hành tinh xanh vào năm 2040.
>>> Thử nghiệm "khiên chắn" thiên thạch cho Trái đất
Các nhà khoa học hiện đang theo dõi sát sao quá trình di chuyển của thiên thạch 2011 AG5 có đường kính lên tới 100km, nhằm dự báo những tác động của nó tới trái đất và con người trong những thập kỷ tới.
Theo các nhà nghiên cứu, khả năng thiên thạch 2011 AG5 đâm phải trái đất vào năm 2040 là rất lớn do đó các nhà chức trách cần lên kế hoạch dự phòng nhằm ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra với loài người.
Thiên thạch 2011 AG5 có thể tấn công trái đất vào năm 2040
Trong phiên họp lần thứ 49 của Uỷ ban Liên Hiệp quốc về Sử dụng hoà bình khoảng không vũ trụ (COPUOS) tại Vienna vào đầu tháng 2 năm nay, các nhà khoa học đã thông báo nguy cơ thiên thạch 2011 AG5 va phải trái đất trong vòng 28 năm tới kể từ thời điểm hiện tại.
Thiên thạch 2011 AG5 được phát hiện vào tháng 1/2011 từ Đài thiên văn Lemmon, gần Tucson, Arizona, Mỹ. Mặc dù tính toán được độ lớn của thiên thạch này, song hiện tại các nhà nghiên cứu chưa thể xác định thành phần cấu tạo và trọng lượng của nó.
Nhà nghiên cứu Detlef Koschny thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết: “2011 AG5 là một trong những vật thể có nguy cơ cao nhất va chạm với trái đất vào năm 2040. Ngoài Đài thiên văn Nam Âu thì một vài đài thiên văn khác trên thế giới cũng đang thực hiện nhiệm vụ quan sát liên tục hành trình di chuyển của 2011 AG5".
Còn theo ông Donald Yeomans - Giám đốc Chương trình quan sát vật thể gần trái đất của NASA, vật thể 2011 AG5 có xác xất va chạm với trái đất là 1/625 vào ngày 5/2/2040. Do đó, nhiệm vụ của các nhà khoa học là đánh lạc hướng thiên thạch này trước khi nó đi vào "lỗ khóa" năm 2023.
"Lỗ khóa" là những vùng nhỏ trong không gian gần trái đất. Khi một vật thể gần trái đất rơi vào khu vực lỗ khóa, quỹ đạo vật thể sẽ bị rối loạn do ảnh hưởng của trọng lực, từ đó chuyển hướng làm tăng khả năng va chạm với trái đất.
Khả năng thiên thạch 2011 AG5 rơi vào lỗ khóa gần trái đất nhất là vào tháng 2/2023, cách trái đất 2,99 triệu km, và bay chệch hướng gây nguy cơ va phải trái đất vào năm 2040, với đường kính thiên thể lên tới 100km.
Tiểu hành tinh 2011 AG5 là một trong những vật thể có khả năng va phải trái đất cao hơn cả thiên thể Apophis, được dự đoán va phải hành tinh xanh vào năm 2029.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
