Thiên thạch "chậm bất thường" lao qua bầu trời Mỹ

Thiên thạch lớn xuất hiện phía trên bang Colorado tối hôm 18/2 có đường bay dài và chuyển động chậm khác thường với vận tốc ước tính 96.500km/h.

Simon Foot, nhà thiên văn kiêm nhiếp ảnh gia nghiệp dư sống ở Arvada, bang Colorado, nhìn thấy thiên thạch khi đang ở bên ngoài loay hoay với một chiếc camera thiên văn mới. "Tôi gần như ngước thẳng lên trên, rồi từ bên trái, tôi trông thấy vật thể này lao qua bầu trời. Nó bay chậm một cách đáng ngạc nhiên. Đây là thiên thạch tuyệt nhất mà tôi từng thấy", Foot kể lại.

Foot cho biết, thiên thạch gần như bay thẳng về hướng nam, chỉ hơi chếch sang đông. "Thiên thạch màu trắng sáng, những mảnh vụn vỡ ra từ nó cháy lên, gần giống màu xanh lá cây nhạt. Sau đó, một chớp sáng lóe lên và nó biến mất", ông nói thêm.


hiên thạch màu trắng sáng, những mảnh vụn vỡ ra từ nó cháy lên.

Hàng chục báo cáo về thiên thạch hôm 18/2 đã được gửi tới Hiệp hội Thiên thạch Mỹ (AMS), theo John Keller, giám đốc Cung thiên văn Fiske.

Các công cụ khoa học theo dõi đường bay của thiên thạch từ Steamboat, bang Colorado, đến ranh giới bang New Mexico, theo Chris Peterson, nhà thiên văn tại Đài quan sát Cloudbait. Ông nhận định, một thiên thạch có đường bay dài như vậy rất khác thường.

Peterson cho biết, có thể thiên thạch đã bật ra khỏi khí quyển và trở về không gian, hoặc đã cháy rụi hoàn toàn. Nó di chuyển chậm bất thường với vận tốc ước tính khoảng 96.500km/h. Peterson tin rằng không có mảnh vỡ nào của thiên thạch chạm tới bề mặt Trái đất.

"Chúng tôi gọi đó là một quả cầu lửa - thiên thạch lớn và sáng hơn bình thường. Thời điểm này trong năm, cầu lửa xuất hiện khá thường xuyên. Chúng thường di chuyển trên cao vào tháng 2, 3 và 4", Robert Lunsford, chuyên gia tại AMS, cho biết.

Thiên thạch hôm 18/2 không nằm trong đợt mưa sao băng nào, theo Lunsford. "Chúng tôi gọi đó là sự kiện ngẫu nhiên. Thật tốt vì nó xuất hiện vào buổi tối, trời không quá lạnh và một số người vẫn ở bên ngoài để quan sát", ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News