Thiên thạch nổ ở Nga năm 2013: "Thần chết" quay lại sau 4,5 tỉ năm
Thiên thạch Chelyabinsk từng gây kinh hoàng khi phát nổ trên bầu trời nước Nga 2013 vừa được chứng minh là có liên quan đến vụ va chạm khổng lồ khiến Trái đất vỡ nát, hình thành nên Mặt Trăng.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chất học Craig Walton từ Đại học Cambridge (Anh) đã kiểm tra các khoáng chất phosphate trong thiên thạch Chelyabinsk và phát hiện ra rằng một vụ va chạm từ 4,5 tỉ năm trước đã là vỡ các khoáng chất thành những mảnh nhỏ và chịu nhiệt cao, sau đó tiếp tục gặp một tác động nhỏ hơn 50 triệu năm trước.
Trong đó, vụ va chạm 4,5 năm trước có thể chính là va chạm với Trái đất, khi khối thiên thạch này còn thuộc về một cơ thể mẹ khổng lồ hơn.
Tinh thể phosphate trong thiên thạch Chelyabinsk - (Ảnh: Craig Walton)
Các nghiên cứu trước đây cho thấy đã từng có một loạt va chạm năng lượng cao giữa Trái đất và các thiên thể trong khoảng gần 4,5 tỉ năm trước, nhiều nhất là mốc 4,48 đến 4,44 tỉ năm trước, tờ Science Alert cho hay.
Những vụ va chạm này gây ra bởi nhiều vật thể lớn nhỏ, bao gồm cả một hành tinh cỡ Sao Hỏa. Trái đất vỡ ra nhiều lần, vật liệu từ hành tinh non trẻ hòa trộn với vật liệu từ các kẻ tấn công, một phần ở lại mặt đất, một phần bay tung lên không gian rồi dần ổn định theo quỹ đạo, gom dần thành Mặt Trăng, một số khác "đào thoát" vào không gian, thành những thiên thạch, tiểu hành tinh lang thang.
Cơ thể mẹ của Chelyabinsk được cho là cũng tham gia vào sự kiện. Sau va chạm, Chelyabinsk là một trong những kẻ "đào thoát" và hàng loạt biến cố trong không gian khác đã đưa "đứa con của thần chết" này quay trở lại vào năm 2013. Dù Chelyabinsk nổ tung trên bầu trời nhưng sóng xung kích của nó đã gây hàng loạt thiệt hại.
Vụ va chạm giữa cơ thể mẹ của Chelyabinsk với Trái đất, cũng như hàng loạt va chạm cổ xưa khác, được cho là do sự di cư của các hành tinh khổng lồ như sao Mộc, sao Thổ, sao Hải Vương và sao Thiên Vương. Ban đầu chúng hình thành xa Mặt trời hơn nhưng dần chạy gần lại, kéo theo nhiều nhiễu loạn trọng trường ở phần phía trong của Hệ Mặt trời, nơi có các hành tinh đá bé nhỏ bao gồm Trái đất.
Tuy nhiên có thể tất cả những biến cố kinh khủng của Hệ Mặt trời sơ khai đã góp phần tạo nên một hành tinh sống được với sự sống tiến hóa bền vững trong suốt hàng tỉ năm.
Nghiên cứu vừa công bố trên Communication Earth & Environment.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế
