Thiên thạch sao Hỏa sắp "về nhà" sau 600.000 năm trên Trái đất
Robot Perseverance của NASA dự kiến rời bệ phóng ngày 30/7, mang theo một viên đá đặc biệt bay tới hành tinh đỏ.
Sayh al Uhaymir 008 (SAU 008), mảnh thiên thạch do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London lưu giữ, sẽ được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá một thiết bị của Perseverance, giúp các phát hiện của robot này trở nên chính xác hơn, Guardian hôm 26/7 đưa tin. "Khi khởi động các thiết bị và hiệu chỉnh chúng trước khi sử dụng, bạn sẽ hiệu chỉnh dựa vào loại vật chất giống như thứ bạn định nghiên cứu", giáo sư Caroline Smith tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London cho biết.
Một mảnh của SAU 008, thiên thạch được tìm thấy tại Oman năm 1999. (Ảnh: BBC).
Các nhà khoa học cho rằng viên đá mà Perseverance sắp mang theo bắt nguồn từ sao Hỏa. "Những bong bóng khí tí hon bên trong mảnh thiên thạch có thành phần cấu tạo hoàn toàn giống với khí quyển sao Hỏa. Vì thế, chúng tôi biết nó đến từ hành tinh đỏ", Smith bổ sung.
Một tiểu hành tinh hoặc sao chổi có thể đã đâm vào sao Hỏa khoảng 600.000 - 700.000 năm trước, khiến vụn đá văng ra vũ trụ. Một trong những mảnh đá này lang thang trong hệ Mặt Trời, cuối cùng đâm xuống Trái Đất. Các nhà khoa học phát hiện nó tại Oman vào năm 1999, đặt tên là SAU 008 và chuyển đến bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.
Robot Perseverance sẽ tìm kiếm dấu vết sự sống trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA).
Thiết bị Sherloc trên robot Perseverance có nhiệm vụ giải mã thành phần hóa học của đất đá sao Hỏa và xác định xem chúng có chứa chất hữu cơ hay không. Đây là dấu hiệu cho thấy sự sống đã hoặc đang tồn tại trên sao Hỏa. SAU 008 sẽ góp phần đảm bảo quá trình này được thực hiện với độ chính xác cao nhất.
"Chúng tôi đặc biệt chọn SAU 008 để gửi đi vì nó phù hợp về mặt hóa học, đồng thời cũng là viên đá cực kỳ bền. Một số mảnh thiên thạch sao Hỏa khác mà chúng tôi có rất mong manh", Smith giải thích.
Sau khi lựa chọn những mẫu đá tiềm năng nhất có thể, Perseverance sẽ cho chúng vào các ống nhỏ và để lại trên bề mặt sao Hỏa. Những robot khác trong tương lai sẽ đến thu hồi chúng và mang trở về Trái Đất để phân tích.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
