Thiết bị cầm tay giúp giám sát cây trồng
Không hấp thụ đủ dưỡng chất, cây trồng sẽ có lượng nitơ thấp hơn bình thường. Dựa vào điều này, nhóm sáng chế thuộc Liên minh Nghiên cứu và Công nghệ Singapore - MIT (SMART) đã phát triển một thiết bị cầm tay cho phép nông dân kiểm tra nhanh nồng độ nitơ trên lá, từ đó sớm giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng của cây.
Nguyên mẫu thiết bị đã chứng minh hiệu quả trên nhiều loại rau và giúp trồng các loại rau giàu dinh dưỡng, nhưng tốn ít chi phí.
Thiết bị có chứa một cảm biến quang phổ Raman cỡ nhỏ, hoạt động bằng cách chiếu ánh sáng laser đơn sắc lên mẫu vật - trường hợp này là một chiếc lá. Khi dùng thiết bị kẹp lên lá cây, những phân tử trong lá sẽ phản xạ và phân tán ánh sáng theo cách riêng. Nhờ phân tích cách phân tán ánh sáng đó, thiết bị có thể xác định hóa chất nào có trong lá.
Không chỉ giúp cảnh báo tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng (nhờ phát hiện nồng độ thấp nitơ), cảm biến còn xác định được các vấn đề khác của cây nhờ đo nồng độ của các chất chuyển hóa khác. Ví dụ, nếu có nồng độ thấp bất thường về sắc tố tự nhiên carotenoid, cây có thể đang mắc “hội chứng tránh bóng râm” - tình trạng xảy ra khi cây mọc cao và khẳng khiu để đón ánh nắng, làm giảm sự phát triển của lá và tạo ra các điểm yếu về cấu trúc trong quá trình tăng trưởng.
“Việc áp dụng rộng rãi công nghệ này cho nhiều loại cây trồng có thể góp phần cải thiện năng suất cây trồng, nâng khả năng chống chịu với khí hậu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm sử dụng phân bón” - Giáo sư Nam-Hai Chua, đồng tác giả nghiên cứu, nói về lợi ích tiềm năng của thiết bị.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
