Thiết kế mẫu chuột robot tìm người sống sót ở vùng thiên tai
Nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc thiết kế mẫu robot dựa theo kích thước, hình dạng và khả năng luồn lách của chuột thật để hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ hoặc thăm dò.
Robot SQuRo mô phỏng chuột cống Na Uy. (Ảnh: Qing Shi)
Tuy các nhà khoa học đã tạo ra những robot khám phá không gian hẹp dựa trên rắn và gián, chuột cũng là loài vật thích nghi cao với việc luồn lách qua khe hẹp và di chuyển trên địa hình kém bằng phẳng. Giờ đây, nhóm nghiên đứng đầu là giáo sư Qing Shi ở Viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc, đang phát triển một mẫu chuột robot có tên Chuột robot 4 chân cỡ nhỏ (SQuRo).
Dựa trên kích thước cơ thể và hình dạng của chuột Na Uy (rattus norvegicus), robot mới có hai nấc điều chỉnh ở mỗi chân, eo và đầu. Cách bố trí này mô phỏng cột sống linh hoạt của chuột thật, cho phép robot uốn gập cơ thể nhanh chóng và xoay vòng. Nó có bán kính quay vòng tối thiểu chỉ bằng 0,48 chiều dài cơ thể, nhỏ hơn nhiều so với các robot 4 chân khác cùng kích thước. SQuRo cũng thuôn và nhẹ hơn những robot cùng loại với trọng lượng 220 g. Nó có thể mang vật nặng lên tới 200 g như camera và cảm biến.
Chuột robot có thể tự đứng dậy sau khi ngã, chui qua lối đi khúc khuỷu hẹp cỡ 90 mm, di chuyển qua chướng ngại vật cao 300 mm và duy trì vận động ổn định trong lúc leo dốc 15 độ. Chuyển động của nó được kiểm soát bởi bộ vi xử lý tích hợp, tự động chuyển đổi giữa 3 chế độ chuyển động cơ bản dựa trên phản lực từ mặt đất. Đó là lực tạo bởi mặt đất lên cơ thể tiếp xúc.
Nhóm nghiên cứu hy vọng sau khi phát triển công nghệ sâu hơn, SQuRo có thể ứng dụng trong nhiệm vụ tìm kiếm người sống sót ở vùng thiên tai hoặc kiểm tra những khu vực khó tiếp cận. Họ công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí IEEE Transactions on Robotics.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
