Thiết kế siêu du thuyền gắn kèm khí cầu bay
Siêu du thuyền Colossea trang bị một khí cầu trọng tải 10.000kg phía trên, giúp vận chuyển hành khách ở những khu vực mà du thuyền khó tiếp cận.
Concept siêu du thuyền Colossea kèm khí cầu. (Video: Lazzarini Design)
Nhà thiết kế người Italy Pierpaolo Lazzarini giới thiệu concept siêu du thuyền Colossea dài 204 m, là trạm nổi lưu động cho một khí cầu có thể tháo rời, Design Boom hôm 2/3 đưa tin. Cấu trúc bên trên du thuyền có một bãi đáp được thiết kế phù hợp với hình dạng của khí cầu, giúp nó cất hạ cánh thuận lợi.
Concept này nhằm gợi nhớ đến khí cầu N1 (sau đổi tên thành Norge) của Italy, cất cánh trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Rome cách đây khoảng một thế kỷ. Ngày 12/5/1926, N1 hoàn thành chuyến bay được xác minh đầu tiên tới Bắc Cực, đồng thời trở thành tàu bay đầu tiên bay qua phía trên chỏm băng vùng cực giữa châu Âu và châu Mỹ.
Với Colossea, Lazzarini tái hiện thiết kế mang tính biểu tượng của N1 bằng những vật liệu và công nghệ hiện đại. Khí cầu mới có kích thước tương tự trước đây nhưng động cơ đẩy và vật liệu được nâng cấp, làm bằng sợi carbon từ cấu trúc bên trong đến mặt bên ngoài và di chuyển nhờ 8 động cơ điện.
Siêu du thuyền Colossea là trạm nổi lưu động cho một khí cầu có thể tháo rời.
Siêu du thuyền Colossea có sức chở 44 hành khách và 20 nhân viên. Trong khi đó, khí cầu có trọng tải 10.000 kg, chở được 24 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn. Không chỉ vận chuyển hành khách ở những khu vực mà siêu du thuyền khó tiếp cận, nó còn có thể trở thành phương tiện di chuyển chính trong thời gian dài.
Bên trong khí cầu của Colossea là 22 khoang riêng biệt chứa các bộ phận như bể hydro lỏng, pin, cabin và nhiều cấu trúc bên trong khác. Hydro lỏng được bơm vào các khoang để điều chỉnh cân bằng trọng lượng cần thiết và cũng là nguồn dự trữ hydro trong trường hợp thất thoát khí.
Trên đỉnh khí cầu phủ đầy pin mặt trời, nhưng động cơ của nó chạy bằng hydro lỏng và có khả năng đạt tốc độ tối đa 167km/giờ. Trong khi đó, sức đẩy của siêu du thuyền đến từ 4 động cơ HTS với tốc độ tối đa 41km/h. Du thuyền có thể tận dụng các cánh quạt của khí cầu để nhận lực đẩy hỗ trợ và di chuyển hiệu quả hơn.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não
Công ty khởi nghiệp của ông trùm công nghệ Elon Musk đã được cấp phép thử nghiệm cấy chip vào não người. Hiện đã có hàng nghìn ứng viên muốn tham gia.

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
