Thiết kế turbine giống máy bay sản xuất điện từ dòng hải lưu

Thiết kế turbine có cánh mới sẽ giúp quần đảo Faroe sản xuất tất cả điện từ nguồn tái tạo vào năm 2030.

Công ty kỹ thuật Minesto ở Thụy Điển phát triển một loạt turbine thủy triều có biệt danh "rồng biển" với hình dáng giống máy bay chìm dưới nước. Minesto đang vận hành hai turbine có cánh ở vùng biển thuộc quần đảo Faroe phía bắc Đại Tây Dương. Những turbine này sản xuất điện từ dòng hải lưu.

Thiết kế turbine giống máy bay sản xuất điện từ dòng hải lưu
Turbine "rồng biển" bơi theo dòng hải lưu. (Ảnh: Minesto)

Turbine thủy triều được neo vào đáy biển bằng dây cáp kim loại dài 40m. Với sải cánh 5m, mỗi turbine có thể lượn dưới nước theo cấu hình số 8, sản xuất đủ điện để cung cấp cho 4 - 5 hộ gia đình.

Nguyên tắc hoạt động của mẫu turbine trên rất giống turbine hoạt động nhờ sức gió do công ty Kitekraft phát triển. Turbine có cánh của Minesto sản sinh động lượng và điện thông qua lực nâng từ dòng nước. Trong khi đó, thiết kế của Kitekraft có lợi thế là thu hồi được trong bão mạnh hoặc gió lớn để ngăn hỏng hóc. Hệ thống của cả hai công ty đều được triển khai theo cụm, mỗi cỗ máy neo cách xa nhau nhằm tránh xa chạm.

Turbine thủy triều của Minesto sử dụng máy tính tích hợp để di chuyển về phía dòng hải lưu chiếm ưu thế, cho hiệu quả cao hết mức có thể. Điện được truyền qua dây cáp nối tới một dây cáp dưới biển khác nối với trạm điều khiển gần thị trấn Vestmanna ở ven bờ.

Hai turbine đang sử dụng của Minesto góp phần cung cấp điện cho quần đảo Faroe trong thử nghiệm hồi năm ngoái. Hiện nay, công ty đang phát triển mẫu turbine có sải cánh 12m, có thể sản xuất 1,2 megawatt điện. Một cụm turbine dưới nước đủ cấp điện cho 1/2 số hộ gia đình trên đảo Faroe (25.000 hộ). Dự án sẽ góp phần giúp quần đảo đạt mục tiêu sản xuất tất cả điện từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Camera nhỏ bằng hạt muối chụp ảnh màu siêu nét

Camera nhỏ bằng hạt muối chụp ảnh màu siêu nét

Dù có kích thước siêu nhỏ, camera chỉ rộng 0,5 mm có thể chụp ảnh màu ở chất lượng tương đương những thấu kính thông thường lớn gấp 500.000 lần.

Đăng ngày: 02/12/2021
Truyền dữ liệu bằng laser tốc độ 1.000 GB mỗi giây

Truyền dữ liệu bằng laser tốc độ 1.000 GB mỗi giây

Các vệ tinh có thể sử dụng chùm laser để liên lạc và truyền dữ liệu về Trái Đất nhanh gấp một triệu lần so với tín hiệu vô tuyến.

Đăng ngày: 02/12/2021
Thiết kế đèn giao thông hấp thụ lực cứu người bị tai nạn

Thiết kế đèn giao thông hấp thụ lực cứu người bị tai nạn

Các nhà nghiên cứu thiết kế đèn giao thông sử dụng bọt giúp hấp thụ động lực từ va chạm, giảm nguy cơ gây thương tích và gãy đổ trong tai nạn.

Đăng ngày: 01/12/2021
Động cơ tên lửa chạy bằng rác thải nhựa

Động cơ tên lửa chạy bằng rác thải nhựa

Công ty Pulsar Fusion đang phát triển và thử nghiệm động cơ tên lửa hoạt động nhờ hợp chất có trong rác thải nhựa tái chế.

Đăng ngày: 30/11/2021
Mỹ tạo ra robot sống đầu tiên có thể tự nhân bản

Mỹ tạo ra robot sống đầu tiên có thể tự nhân bản

Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra loại robot sống đầu tiên trên thế giới, được gọi là xenobot. Chúng có thể nhân bản, theo cách hoàn toàn khác động vật và thực vật tự nhiên.

Đăng ngày: 30/11/2021
Robot

Robot "nghệ sĩ" đầu tiên của thế giới viết thơ về Dante

Ngày 28-11, Đài CNN đưa tin Đại học Oxford (Anh) mới đây đã tổ chức buổi đọc thơ cho Ai-Da - robot " nghệ sĩ" đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 30/11/2021
Choáng với công nghệ có thể giúp chúng ta đi từ New York đến Los Angeles chỉ trong... 1 giây

Choáng với công nghệ có thể giúp chúng ta đi từ New York đến Los Angeles chỉ trong... 1 giây

Phía trước vẫn còn một chặng đường dài, nhưng chắc chắn công nghệ này một ngày nào đó có thể cho phép chúng ta đi từ New York sang Los Angeles chỉ trong vòng một giây.

Đăng ngày: 30/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News