Thợ săn mất mạng khi bắt sống rắn để chế thuốc giải độc

Năm 1950, nhà bò sát học nghiệp dư kiêm thợ săn Kevin Budden cố gắng bắt rắn để điều chế thuốc kháng độc nhưng phải bỏ mạng sau đó.

Thợ săn mất mạng khi bắt sống rắn để chế thuốc giải độc
Nhà bò sát học nghiệp dư kiêm thợ săn rắn Kevin Budden. (Ảnh: Fact Republic)

Ở tuổi 20, Kevin Budden (1930 - 1950) đã là một thợ săn rắn giàu kinh nghiệm. Báo chí địa phương từng viết về sở thích bắt rắn độc của ông sau khi ông bắt 59 con rắn trong một năm, bị cắn 5 lần và được cấp cứu. Tuy nhiên, trong chuyến bắt rắn taipan - nhóm rắn di chuyển nhanh, có nọc độc cực mạnh và nguy hiểm chết người - để sử dụng cho nghiên cứu phát triển thuốc kháng độc, ông đã bị cắn và không thể qua khỏi, IFL Science hôm 5/7 đưa tin.

Năm 1950, Budden cùng hai đồng nghiệp đến Queensland với mục tiêu bắt rắn taipan - khi đó chưa có thuốc kháng độc. Khi vào trong bụi cây, ông tóm được một con dài 1,8m. Tuy nhiên, trong lúc bỏ con vật vào túi, nó thoát ra và cắn vào ngón tay cái của ông.

Budden giữ bình tĩnh, tóm lại con rắn bằng tay kia và đặt nó vào trong túi. Ông đem theo chiếc túi và tới một con đường gần đó để đi nhờ xe. Budden đang cần điều trị y tế khẩn cấp và được các bác sĩ đưa đi khám chữa, nhưng vẫn thúc giục tài xế xe tải đem con rắn - mẫu vật sống duy nhất của rắn taipan bắt được tính đến thời điểm đó - cho các nhà nghiên cứu để phát triển chất kháng nọc độc. Mẫu vật sau đó được chuyển đến Melbourne và đóng vai trò trọng yếu trong việc tạo ra chất kháng nọc độc vào năm 1955.

Thợ săn mất mạng khi bắt sống rắn để chế thuốc giải độc
Mẫu vật do Kevin Budden bắt vào năm 1950, hiện được bảo quản tại Bảo tàng Victoria, Australia. (Ảnh: Bảo tàng Victoria)

Khi Budden đến bệnh viện, các bác sĩ miêu tả ông tràn đầy sự dũng cảm và phấn khích, thể hiện rằng mình quan tâm đến sức khỏe và tình trạng của con rắn hơn chính bản thân. Budden tin rằng nạn nhân bị rắn cắn chết vì sợ hãi chứ không phải do nọc độc. Ông không cắt ngón tay cái bị thương vì cho rằng điều đó không đáng.

Budden được tiêm thuốc giải nọc rắn hổ, giúp giải quyết tình trạng đông máu nhưng không thể giải quyết ảnh hưởng của nọc độc đến hệ thần kinh. Ông bắt đầu nôn ra dịch màu vàng, đau đầu và cơ bắp yếu dần. Đến đêm, ông không thể cử động lưỡi hay nuốt, miệng há hốc và sàn miệng chùng xuống dưới tác dụng của trọng lực.

Ban đầu, các bác sĩ nghĩ Budden có thể hồi phục, nhưng ông đã mất vào ngày hôm sau, sau một đêm được hỗ trợ hô hấp. Kể từ khi thuốc kháng nọc độc được phát triển nhờ nỗ lực của Budden, thế giới không ghi nhận trường hợp tử vong nào do rắn taipan cắn.

Budden đã không thể chiến thắng nọc độc. "Thật không may, chàng trai 20 tuổi bắt rắn taipan hoàn toàn vì mục đích nghiên cứu lại bị chính con rắn đó cắn", Bryan Fry, nhà nghiên cứu nọc độc tại Đại học Queensland, chia sẻ. Ông đã xem xét các mẫu nọc độc sau gần 80 năm và nhận thấy chúng vẫn còn rất mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hành trình vòng quanh thế giới của lữ khách mù đặc biệt nhất lịch sử

Hành trình vòng quanh thế giới của lữ khách mù đặc biệt nhất lịch sử

James Holman được cho là một trong những nhân vật đáng chú ý nhất trong lịch sử du lịch và khám phá thế giới. Ông đã đi những nơi rất xa và đến thăm nhiều quốc gia khác nhau.

Đăng ngày: 02/07/2023
Những lời đồn ám ảnh về tổng thống có học vị cao nhất lịch sử Mỹ

Những lời đồn ám ảnh về tổng thống có học vị cao nhất lịch sử Mỹ

Tin đồn cho rằng, những ước nguyện chưa hoàn thành là lý do khiến Tổng thống Mỹ thứ 28 Woodrow Wilson không " rời khỏi nhà" sau khi qua đời.

Đăng ngày: 29/06/2023
Nhờ một người phụ nữ, thế giới biết đến nguy cơ tinh trùng giảm

Nhờ một người phụ nữ, thế giới biết đến nguy cơ tinh trùng giảm

Trải qua hai thập kỷ khó khăn và liên tục bị chống đối, nhà khoa học nữ nhỏ bé Shanna Swan vẫn kiên trì báo động tình trạng suy giảm tinh trùng ở đàn ông trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2023
Lý do Ấn Độ loại bỏ Thuyết tiến hóa Darwin ra khỏi sách giáo khoa

Lý do Ấn Độ loại bỏ Thuyết tiến hóa Darwin ra khỏi sách giáo khoa

Mới đây, chính phủ Ấn Độ đã quyết định gỡ bỏ các bài giảng liên quan đến Thuyết tiến hoá của nhà bác học Darwin ra khỏi SGK sử dụng trong các lớp 9,10 tại các trường công lập.

Đăng ngày: 27/06/2023
Nhà phát minh pin lithium-ion qua đời ở tuổi 100

Nhà phát minh pin lithium-ion qua đời ở tuổi 100

John Goodenough, học giả đoạt giải Nobel Hóa học năm 2019, nhờ đồng phát triển pin lithium-ion giúp cách mạng công nghệ sạc điện, mất hôm 25/6 tại Austin, Texas.

Đăng ngày: 27/06/2023
Bi kịch của cha đẻ ngành hóa học hiện đại, bị hành quyết vì lý do khó tin

Bi kịch của cha đẻ ngành hóa học hiện đại, bị hành quyết vì lý do khó tin

Bất chấp lời khẩn cầu được sống để tiếp tục đóng góp cho khoa học, Antoine Lavoisier bị hành quyết ở tuổi 50 chỉ vì ông là viên chức thuế.

Đăng ngày: 15/06/2023
Trở thành triệu phú đô la nhờ… súng phun nước

Trở thành triệu phú đô la nhờ… súng phun nước

Súng phun nước Super Soaker - món đồ chơi bán chạy nhất mọi thời đại - đã giúp người phát minh ra nó trở thành triệu phú đô la.

Đăng ngày: 02/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News