Thực phẩm ngày Tết có lợi cho bệnh nhân suy thận
Người bệnh có thể ăn 1/2 cái bánh chưng bánh tét nhỏ cho bữa sáng hoặc thay cơm trưa, chiều; ăn khổ qua nhồi thịt với miến, mộc nhĩ...
Các loại thực phẩm phổ biến ngày Tết như: chân giò hun khói, giò chả, lạp xưởng, khô bò, tôm khô, xúc xích, dăm bông thì thường có nhiều muối không tốt cho bệnh nhân tim, thận, làm tăng huyết áp. Thức uống có ga và cồn được dùng nhiều dịp Tết là những chất dễ hòa tan, khi hấp thụ vào cơ thể chúng tập trung chủ yếu ở bộ phận tổ chức não gây ra kích thích nên thường để lại những hậu quả đáng tiếc.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân, Trưởng Khoa Dinh dưỡng BV Nhân dân 115 cho biết, bệnh nhân suy thận cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm. Nhu cầu đạm bình thường khoảng 1g cho một kg mỗi ngày. Với người suy thận nhu cầu này khoảng 0,5-0,8g cho một kg mỗi ngày, tùy mức độ suy thận.
Khi thận suy, chất ure sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất đạm bị ứ đọng lại và gây độc cho cơ thể. Vì vậy chỉ cần một lượng chất đạm bằng phân nửa nhu cầu bình thường là đủ. Sau khi suy thận nặng, người bệnh thường biếng ăn, ăn không ngon và hay bị buồn nôn nhất là khi ăn thịt cá. Vì vậy cần uống thêm 1-2 ly sữa một ngày để đảm bảo nhu cầu chất đạm.
Đối với người có cân nặng 50-55kg, cần cung cấp chất đạm khoảng 50g thịt, cá mỗi ngày, 1-2 ly sữa dinh dưỡng và một chén lưng cơm mỗi bữa.
Dưới đây là những lưu ý cho bệnh nhân suy thận:
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
Lượng muối sử dụng 2-4g một ngày tùy theo mức độ suy thận và mức độ phù.
Không ăn các món ăn chế biến sẵn có nhiều muối (dăm bông, xúc xích, chả lụa, thịt hộp, dưa muối chua, giò chả...)
Các món ăn nêm nếm ít muối, bột nêm (nấu nhạt hơn bình thường). Nếu tiểu ít và có phù nhiều thì nấu nhạt hoàn toàn.
Người suy thận có nhu cầu chất đạm khoảng 0,5-0,8g cho mỗi kg một ngày. (Ảnh: Lê Phương)
Không dùng thêm nước chấm mặn.
Hạn chế kali
Kali là một loại muối khoáng có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt có nhiều trong rau lá và trái cây khô. Khi kali tăng cao hoặc hạ thấp đều nguy hiểm, có thể gây loạn nhịp tim, ngừng tim. Vì vậy khi suy thận, đặc biệt là phù và tiểu ít thì cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều kali.
Nhu cầu kali 2-4g một ngày tùy theo mức độ suy thận.
Nhu cầu nước
Nếu suy thận nhẹ, lượng nước tiểu bình thường, không phù thì uống nước theo nhu cầu khát. Nếu có phù, tiểu ít thì nhu cầu nước + lượng nước tiểu + 500 ml. Ví dụ nước tiểu = 500 ml một ngày. Tổng nhu cầu nước = 500 ml + 500 ml = 1.000 ml (bao gồm cả nước canh, nước súp, sữa, nước lọc), 1 chén canh, súp tương đương 150 ml, 1 ly sữa tương đương 150 ml.
Những thực phẩm cần tránh đối với bệnh nhân suy thận trong ngày Tết
Hạn chế tối đa các món ăn chế biến sẵn có nhiều muối, bột ngọt như giò lụa, giò thủ, lạp xưởng, khô bò, khô mực, tôm khô, dưa muối, dưa món, củ cải ngâm nước mắm, kim chi...
Ăn vừa phải các loại thịt cá đề phòng tăng ure máu
Giảm các loại bánh mứt ngọt nếu có kèm bệnh tiểu đường.
Hạn chế thức uống có cồn như rượu, bia. Có thể uống ít rượu vang đỏ vào bữa ăn (dưới 60 ml một ngày), không uống quá 1 lon bia mỗi ngày.
Uống hạn chế các thức uống có ga.
Những thực phẩm có lợi cho bệnh nhân suy thận trong ngày Tết
Bánh chưng, bánh tét có thể ăn 1/2 cái nhỏ dùng cho bữa ăn sáng hoặc thay thế 1 chén cơm vào bữa ăn trưa hoặc chiều.
Các loại bánh mứt vẫn dùng được.
Thịt kho rệu với nước dừa tươi, không mặn nên ăn được.
Khổ qua nhồi thịt (nên nhồi miến, mộc nhĩ, nhiều hơn thịt...)
Nên có các loại rau tươi như súp lơ, bắp cải, su hào, su su, củ cải đỏ, rau cần, khổ qua...
Ăn trái cây tươi như dưa hấu, cam, quýt, nho, bưởi, thanh long...
Uống 1-2 ly sữa mỗi ngày.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.
