Thử nghiệm động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng mạnh nhất Trung Quốc
Động cơ tên lửa sử dụng oxy lỏng và dầu kerosene với sức đẩy 500 tấn khai hỏa thành công trong thử nghiệm hôm 5/11.
Thử nghiệm khai hỏa động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng hôm 5/11. (Video: CGTN)
Các kỹ sư ngành vũ trụ Trung Quốc thực hiện thành công thử nghiệm khai hỏa động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng mạnh nhất của nước này với sức đẩy 500 tấn hôm 5/11, đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình phát triển tên lửa đẩy hạng nặng. Thử nghiệm quan trọng diễn ra tại cơ sở của Học viện Công nghệ Sức đẩy Hàng không Vũ trụ ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây.
Động cơ mới mạnh gấp 4 lần động cơ tên lửa mạnh nhất hiện nay của Trung Quốc với sức đẩy 120 tấn. Theo nhóm thiết kế, động cơ này sử dụng oxy lỏng và dầu kerosene, dự kiến là động cơ chính của tên lửa Trường Chinh 9. Mẫu tên lửa này được kỳ vọng sẽ đưa các phi hành gia Trung Quốc lên Mặt trăng trong tương lai.
Sau khi hoàn thiện, tên lửa Trường Chinh 9 có thể trở thành một trong những phương tiện phóng mạnh nhất và lớn nhất thế giới. Các chuyên gia cho biết, mẫu tên lửa này đang được nghiên cứu và phát triển, dự kiến đi vào hoạt động khoảng năm 2030.
Động cơ này sử dụng oxy lỏng và dầu kerosene.
Trường Chinh 9 sẽ cao 93m, trọng lượng cất cánh 4.140 tấn và sức đẩy 5.760 tấn. Đường kính tầng cốt lõi của nó là khoảng 10m. Tên lửa này sẽ mạnh đến mức có thể vận chuyển tàu vũ trụ với tổng trọng lượng 140 tấn lên quỹ đạo Trái đất thấp ở độ cao hàng trăm km, đồng thời có khả năng phóng tàu vũ trụ nặng tới 50 tấn lên quỹ đạo chuyển tiếp Trái đất - Mặt trăng để phục vụ cho những chuyến thám hiểm Mặt trăng.
Khi Trường Chinh 9 đi vào hoạt động, sức chở của nó sẽ gấp hơn 5 lần Trường Chinh 5, hiện là tên lửa mạnh nhất Trung Quốc. Trung tâm Phóng Vũ trụ Văn Xương ở Hải Nam đã lên kế hoạch xây cơ sở hạ tầng mới để thử nghiệm và hỗ trợ, đồng thời xây một bệ phóng mới cho tên lửa siêu mạnh. Trường Chinh 9 sẽ đóng vai trò trọng yếu giúp hiện thực hóa các kế hoạch tham vọng của Trung Quốc nhằm đưa phi hành gia đáp xuống Mặt trăng và phóng các tàu vũ trụ lớn đến không gian sâu.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km
Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.
