Thủ phạm khiến làn da sạm màu khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng

Tại sao ánh nắng Mặt trời làm đen da? Câu trả lời là do hắc tố melanin.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần đi sâu vào các lớp màng của da. Tế bào da cùng các thành phần như tuyến nang lông, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn hình thành lớp bảo vệ đầu tiên của da trước tác động từ môi trường bên ngoài.

Da cấu tạo gồm 3 lớp: Thượng bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp có cấu trúc tế bào riêng biệt với chức năng khác nhau.


Da sạm màu là là do hắc tố melanin.

Để hiểu vì sao làn da đen sạm khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng chúng ta cần tập trung vào lớp ngoài cùng của da: lớp thượng bì.

Lớp thượng bì gồm 2 loại tế bào chính: tế bào sừng (keratinotyce) và tế bào sản sinh hắc tố (melanocyte).

Tế bào sừng tạo nền bề mặt da và là lớp đầu tiên chịu tác động từ môi trường. Nằm dưới đáy của lớp thường bị là tế bào sản sinh hắc tố. Những tế bào hình sao này chính là nơi sản sinh ra hắc tố melanin giúp bảo vệ da chống lại tia cực tím (tia UV) từ ánh nắng Mặt trời.

Melanin được tạo ra như thế nào?

Bên trong mỗi tế bào melanocyte chứa rất nhiều tế bào sắc tố chuyên biệt được gọi là melanosome. Các phản ứng hóa học xảy ra bên trong các melanosome biến axit amin tyrosine thành melanin.

Khi ánh nắng Mặt trời chiếu tới da, tia UV có thể thâm nhập vào cơ thể gây tổn thương AND và có thể gây ung thư da. Khi đó, các tế bào melanocyte sẽ tăng cường sản sinh melanin và vận chuyển chúng lên trên các tế bào sừng. Melanin sẽ bao bọc nhân tế bào, hình thành một “lớp khiên” bảo vệ. Chúng hấp thụ các tia cực tím và ngăn chúng tấn công các AND bên trong nhân tế bào.

Vì vậy, da càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng Mặt trời cơ thể càng sản sinh nhiều melanin và làn da càng trở nên sạm màu hơn.

Bên cạnh melanin, yếu tố di truyền cũng góp phần quyết định mức độ rám nắng của mỗi người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 24/02/2025
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News