Thủ tướng gặp gỡ các nhà khoa học trẻ
Sáng 11/9, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi gặp mặt giữa 70 nhà khoa học trẻ với lãnh đạo Chính phủ.
Buổi gặp mặt của Thủ tướng với các nhà khoa học trẻ
Tham dự sự kiện có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các nhà khoa học uy tín đại diện cho các lĩnh vực kỹ thuật, tự nhiên, xã hội và nhân văn, nông nghiệp, y dược.
Bộ Khoa học cho hay, buổi gặp mặt nhằm ghi nhận, biểu dương đóng góp của những tài năng trẻ với sự phát triển của đất nước nói chung và nền khoa học công nghệ nói riêng. Bộ kỳ vọng sẽ tạo động lực cho giới khoa học tiếp tục phát huy đam mê, sáng tạo, đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và bảo vệ tổ quốc. Đây cũng là dịp để Chính phủ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các nhà khoa học.
Nhà khoa học trẻ Phạm Hoàng Hiệp (thứ 2 từ phải sang) một thành viên tham gia buổi gặp mặt với lãnh đạo Chính phủ. (Ảnh: Việt Anh).
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, những năm qua, thành tựu Việt Nam đạt được có sự đóng góp rất quan trọng của các nhà khoa học trẻ. Các nhà khoa học trẻ đã được giao chủ trì những công trình khoa học lớn, tạo ra sản phẩm có giá trị với hàm lượng công nghệ cao, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội với nhiều công trình nghiên cứu đoạt giải thưởng danh giá ở nước ngoài.
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhìn nhận những người làm khoa học ở Việt Nam còn gặp khó khăn, phương tiện, thiết bị nghiên cứu lạc hậu, kinh phí hạn hẹp, chế độ tiền lương chưa bảo đảm cuộc sống để có thể chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học...
Nhà khoa học Phạm Gia Vinh với đam mê nghiên cứu khí cụ bay không người lái. (Ảnh: NVCC).
Bên cạnh đó, số lượng nhà khoa học đầu ngành, có kinh nghiệm và trình độ cao ngày càng giảm, hầu hết đã cao tuổi, trong khi nhân lực kế cận ngày càng thiếu hụt. Hiện tượng “chảy máu chất xám” đang diễn ra khi cán bộ khoa học trẻ không theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu mà chuyển sang làm việc tại những khu vực có mức thu nhập hấp dẫn hơn. Một số nhà khoa học giỏi sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài đã không về nước.
“Chính vì vậy, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, xây dựng, phát triển, thu hút và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhà khoa học trẻ là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
