8X Việt mong muốn đưa người ra ngoài vũ trụ

Ngoài sản xuất khí cụ bay mang theo thiết bị nghiên cứu, Phạm Gia Vinh còn mong muốn đưa người vào tầng bình lưu du lịch và phục vụ khoa học.

Phạm Gia Vinh - nhà khoa học trẻ muốn đưa người ra ngoài vũ trụ

Những ngày này, nhà khoa học trẻ Phạm Gia Vinh (Hà Nội) tất bật cùng cộng sự chuẩn bị cho lần thử nghiệm tiếp theo của khí cụ bay có thể đưa thiết bị nghiên cứu khoa học lên tầng bình lưu của Trái đất. Trước đó, Công ty Cổ phần Đông Giang Việt Nam do anh đứng đầu thiết kế và chế tạo thành công khí cụ bay có trọng lượng 600kg, trần bay từ 30 đến 50km làm dư luận và giới khoa học Việt Nam bất ngờ.

Vinh cho biết, dự án thiết kế và chế tạo khí cụ bay tầng bình lưu được triển khai theo đơn đặt hàng của đối tác tại nước ngoài. Họ mời thầu tham gia các giải pháp công nghệ cao, đưa thiết bị nghiên cứu khoa học lên tầng bình lưu (có độ cao từ 20km trở lên) trong thời gian tối thiểu 3 giờ.


Khí cụ bay được trưng bày ở Singgapore. (Ảnh: NVCC).

Ngoài đáp ứng yêu cầu của đối tác, công ty của Vinh còn cải tiến khi đưa ra giải pháp kiểm soát được vị trí hạ cánh và thu hồi thiết bị an toàn, không gây ảnh hưởng tới người và nhà cửa. Trong khi đó, một số sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thế giới thu hồi thiết bị bằng cách dùng dù hỗ trợ hoặc phải phụ thuộc vào thời tiết.

Các bộ phận của khí cụ bay chủ yếu được sản xuất ở Việt Nam, như phần quan trọng nhất là khoang đổ bộ, hệ thống thu hồi an toàn thiết bị. Có một số bộ phận được làm ở nước ngoài vì họ không chuyển giao công nghệ hoặc khó kiếm linh kiện, nhân lực ở Việt Nam không đáp ứng.

Về mặt lý thuyết, các giải pháp công nghệ hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu nhưng sản phẩm còn đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm. "Sản phẩm có 4 hệ thống cơ bản nên ít nhất phải trải qua 5 lần thử nghiệm", Vinh nói và cho hay đến giờ vẫn đang thử từng chi tiết, từng thành phần, từng thiết bị độc lập rồi mới tích hợp tất cả bộ phận trong lần thử nghiệm cuối cùng. Nếu bộ phận nào không tương thích thì phải tìm cách để khắc phục.

Đến nay, sản phẩm trải qua ba lần thử nghiệm: thử hệ thống điều khiển, thử khả năng duy trì môi trường của khí cụ bay và thử kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc. Trong lần bay thử nghiệm thứ hai, khí cụ bay đưa 3 con chuột lên tầng bình lưu ở độ cao 29,5km trong gần 2 tiếng và trở về an toàn.

Tất cả lần thử nghiệm trên đều được tiến hành ở Hyderabad (Ấn Độ) và lần thử nghiệm thứ tư vào tháng 11 tới sẽ diễn ra tại Alice Springs (Australia). Lần này, nhóm sẽ thử nghiệm hệ thống thu hồi thiết bị. Nếu mọi việc thuận lợi, khí cụ bay đảm bảo an toàn, kiểm soát được thì Vinh sẽ mang về nước trình diễn, khẳng định rằng Việt Nam có thể hoàn toàn làm chủ được về mặt công nghệ, không thua kém gì các nước.

Không dừng lại ở việc sản xuất khí cụ bay, Phạm Gia Vinh có dự định xa hơn. "Bước tiếp theo sẽ là đưa người vào tầng bình lưu phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch. Dự án sẽ được công bố chi tiết sau khi các đợt bay thử nghiệm trong năm 2016 thành công", anh chia sẻ.


Phạm Gia Vinh tại triển lãm Singapore Airshow T2 - 2014. (Ảnh: NVCC).

Trong giới khoa học trẻ Việt Nam, cái tên Phạm Gia Vinh gắn liền với máy bay không người lái. 14 tuổi, Vinh tự làm máy bay mô hình và 26 tuổi đã xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Âu. Anh đam mê máy bay từ nhỏ. Năm 1992, cậu bé Gia Vinh mới 9 tuổi theo bố mẹ sang Đức, được tiếp xúc với máy bay điều khiển từ xa và "nghiện" luôn từ đó.

Tốt nghiệp phổ thông, Vinh phân vân giữa kỹ thuật hàng không và điều khiển tự động. Cuối cùng, anh chọn điều khiển tự động bởi nhận ra đó sẽ là ngành mũi nhọn của Việt Nam sau này. Lấy được bằng thạc sĩ chuyên ngành điều khiển tự động tại Pháp, Vinh trở về Việt Nam. Mong muốn kết hợp hai đam mê là điều khiển tự động và máy bay mô hình, anh thành lập công ty chuyên về máy bay không người lái.

Sản phẩm chính hiện nay của công ty vẫn là khí cụ bay không người lái, thiết bị robot tự động. Công ty của Vinh hoàn toàn làm chủ từ khâu thiết kế đến sản xuất, ngoài ra có một số sản phẩm do khách hàng yêu cầu như khí cụ bay đưa thiết bị nghiên cứu khoa học vào tầng bình lưu.

Hiện tại, điều nhà khoa học sinh năm 1983 quan tâm là đến bao giờ thì thiết bị và công nghệ như dự án mà anh đang thực hiện được ứng dụng tại Việt Nam. "Sản phẩm còn cần sự giúp sức của các nhà khoa học trong nước để cùng kết hợp nghiên cứu, đề xuất những ứng dụng cụ thể phù hợp với từng ngành khoa học. Nếu xem xét ứng dụng thì sẽ ứng dụng như thế nào? Nước ngoài họ quan tâm, tại sao Việt Nam lại không?", anh đặt câu hỏi.

Chia sẻ ở vị trí vừa nghiên cứu khoa học vừa làm kinh doanh, Vinh hy vọng "đứa con tinh thần" của mình được trân trọng và đưa vào ứng dụng thực tế. Theo anh, các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp tư nhân cần được nhìn nhận công bằng khi đặt lên "bàn cân" với các đơn vị nhà nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thomas Edison & những phát minh vĩ đại

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại

Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Đăng ngày: 01/04/2025
Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ

Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Đăng ngày: 29/03/2025
Bí mật ít biết về Leonardo da vinci

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci

Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Đăng ngày: 14/03/2025
Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại  thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 09/03/2025
Chuyện thú vị về những phát minh

Chuyện thú vị về những phát minh

Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ... đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm ra rồi" của các nhà khoa học.

Đăng ngày: 03/03/2025
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News