Thuật toán mới có thể dự đoán bệnh tật… 48 giờ trước khi có triệu chứng

Quân đội Mỹ được cho đang phát triển một thuật toán đặc biệt hiện đang ở giai đoạn đầu phát triển liên quan đến chẩn đoán bệnh sớm cho lính Mỹ.

Thuật toán này có thể dự đoán bệnh tật ở binh sĩ khoảng 48 giờ trước khi các triệu chứng đáng chú ý bắt đầu xuất hiện. Mặc dù hệ thống đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và chưa sẵn sàng để sử dụng, nhưng nó được cho đã chứng minh khả năng dự đoán bệnh với độ chính xác hơn 85%, nguồn tin cho biết.

Thuật toán mới có thể dự đoán bệnh tật… 48 giờ trước khi có triệu chứng
Với công nghệ mới, lính Mỹ trong tương lai có thể được chẩn đoán bệnh từ rất sớm.

Thuật toán có tên Phân tích nhanh về phơi nhiễm trước các mối đe dọa (RATE), đang được phát triển bởi một công ty công nghệ thông tin có tên Royal Phillips kết hợp với Cơ quan giảm thiểu nguy cơ quốc phòng Mỹ (DTRA) và Đơn vị thực nghiệm các Sáng kiến Quốc phòng (Defense Innovation Unit).

“Bằng cách kết hợp dữ liệu quy mô lớn, với kinh nghiệm về AI và theo dõi bệnh nhân từ xa với nỗ lực đổi mới của DTRA, các nhà nghiên cứu đã có thể phát triển một thuật toán cảnh báo sớm có tính dự đoán cao dựa trên các dấu ấn sinh học không xâm lấn, Joe Frassica, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Thuật toán sử dụng 165 dấu ấn sinh học thu thập được trên 41.000 trường hợp trong môi trường lâm sàng. Trong đó, dữ liệu y tế sẽ vẫn là tài sản trí tuệ của Royal Phillips và quân đội Mỹ sẽ cho thuê thông tin.

RATE sẽ tập hợp dữ liệu của bệnh nhân bằng cách thông qua các phương tiện không xâm lấn, chẳng hạn như một thiết bị đeo được.

Edward Argenta, giám đốc khoa học và công nghệ của Văn phòng Khoa học và Công nghệ chung DTRA, cho biết nhóm sẽ ưu tiên phương pháp sau để các binh sĩ có thể đơn giản chỉ cần đeo các thiết bị như vòng đeo tay hoặc màn hình gắn trên ngực. Phương pháp không xâm lấn sẽ phân tích các thông số như nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, huyết áp và nhiệt độ.

Tuy nhiên, Argenta cũng thừa nhận rằng công ty của ông đang vấp phải một số khó khăn do không biết sản phẩm phần mềm của họ sẽ được triển khai như thế nào trong một lĩnh vực mới vì thiết bị mới trước tiên phải vượt qua một quy trình đánh giá quân sự nghiêm ngặt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đột phá của IBM: Biến hạt nguyên tử titan thành những vũ công tí hon

Đột phá của IBM: Biến hạt nguyên tử titan thành những vũ công tí hon

Có người so sánh đột phá này giống như người Trung Hoa cổ đại phát minh ra "máy tính bảng".

Đăng ngày: 29/10/2019
Smartphone có vỏ giống da người, biết rùng mình

Smartphone có vỏ giống da người, biết rùng mình

Theo Gizmodo, "Skin-On interface", một dự án được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Pháp sẽ cung cấp cho người dùng một phương pháp nhập liệu mới.

Đăng ngày: 25/10/2019
Google chế tạo máy tính lượng tử, mạnh hơn siêu máy tính mạnh nhất hiện tại cả tỉ lần

Google chế tạo máy tính lượng tử, mạnh hơn siêu máy tính mạnh nhất hiện tại cả tỉ lần

Theo Google, máy tính lượng tử mà họ mới chế tạo có khả năng giải một bài toán chỉ trong 200 giây mà những chiếc máy tính mạnh nhất hiện nay phải mất 10.000 năm để giải bài toán tương tự.

Đăng ngày: 25/10/2019
Interact Sports là gì và có những khả năng nào?

Interact Sports là gì và có những khả năng nào?

Interact Sports là một nền tảng quản lý chiếu sáng IoT từ Signify, là tên gọi mới của hãng chiếu sáng hàng đầu thế giới Philips Lighting.

Đăng ngày: 24/10/2019
Mẫu taxi máy bay đầu tiên trên thế giới đạt vận tốc 100km/h

Mẫu taxi máy bay đầu tiên trên thế giới đạt vận tốc 100km/h

Lilium đạt được bước tiến trong việc chế tạo và sản xuất một mẫu taxi bay đầu tiên của thế giới đạt vận tốc 100km/h.

Đăng ngày: 24/10/2019
Nga phát triển

Nga phát triển "Cảnh sát người máy"

Người máy - cảnh sát sẽ tham gia phục vụ trong lực lượng cảnh sát Nga từ nay đến năm 2030.

Đăng ngày: 24/10/2019
Chế tạo thành công vật liệu tàng hình có thể khiến người đứng đằng sau nó biến mất!

Chế tạo thành công vật liệu tàng hình có thể khiến người đứng đằng sau nó biến mất!

Thứ vật liệu này có tên Quantum Stealth - Ẩn mình Lượng tử.

Đăng ngày: 24/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News