Thực vật biết tự sản xuất thuốc giảm đau lúc khẩn cấp

Nếu cơn đau đầu ập đến, nhiều người sẽ tìm thuốc uống. Bất ngờ thay, mới đây các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy thực vật cũng đang làm điều tương tự bằng cách tự sản xuất "thuốc giảm đau" cho riêng mình.

Nghiên cứu tại California (Mỹ) mới đây đã đào sâu phân tích cơ chế tự bảo vệ đặc biệt này ở thực vật, cũng như cách chúng sản sinh ra axit salicylic - thành phần chính của thuốc giảm đau aspirin ngày nay.

Thực vật biết tự sản xuất thuốc giảm đau lúc khẩn cấp
Cây đổi màu trong thí nghiệm để đối phó với áp lực ánh sáng cao - Ảnh: UCR

Nhà sinh vật học thực vật Wilhelmina Van De Ven - Đại học California, Riverside (UCR), trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết nhóm của bà đã phát hiện axit salicylic được tạo ra trong lục lạp của cây. Lục lạp là bào quan nhỏ màu xanh, nơi thực hiện quá trình quang hợp thiết yếu.

Nhóm tiến hành nghiên cứu trên 2 loại cây Rockcress và Arabidopsis thuộc họ cải. Wilhelmina cùng cộng sự tập trung vào một phân tử tên MecPP, thường có chức năng cảnh báo sớm nguy hiểm. MecPP cũng được tìm thấy trong một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng sốt rét.

Khi hứng chịu các yếu tố căng thẳng, rủi ro trong các cuộc thí nghiệm bao gồm nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời liên tục hay thiếu nước, MecPP được tích lũy trong thực vật sẽ góp phần tạo nên một số phản ứng hóa học, trong đó có phản ứng phát sinh ra axit salicylic.

Axit salicylic lại tham gia vào việc truyền tín hiệu đến các bộ phận trong cây để giúp chúng có thể điều tiết quá trình hoạt động trước các áp lực gây căng thẳng từ bên ngoài. Các cơ chế bảo vệ khác cũng sẽ được kích hoạt nhờ vào sự xuất hiện của axit salicylic và MecPP.

Một số phân tích sinh hóa trên thực vật bị đột biến bất hoạt các đường truyền tín hiệu axit salicylic cũng đã được nhóm thực hiện. Kết quả, cây có nguy cơ chết cao hơn.

Nghiên cứu của nhóm vừa được công bố trên tạp chí Science Advances

Thực vật biết tự sản xuất thuốc giảm đau lúc khẩn cấp
Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu - (Ảnh: UCR)

Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện một số khảo sát chuyên sâu để tìm hiểu thêm các cơ chế phản ứng trước căng thẳng của thực vật, đặc biệt khi môi trường hiện đang hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan vì biến đổi khí hậu.

Nhà di truyền học thực vật Jin-Zheng Wang - Đại học California, Riverside (UCR), đồng tác giả nghiên cứu - cho rằng các kết quả thu được sẽ rất giá trị. 

"Trên cơ sở này, chúng tôi có thể tìm ra được những cách thức có thể cải thiện khả năng chống chịu của cây trồng. Điều này rất quan trọng với khả năng cung cấp thực phẩm trong một thế giới ngày càng nóng lên của chúng ta", ông Wang nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài ký sinh trùng nguy hiểm nhất ở người từng được phát hiện

Những loài ký sinh trùng nguy hiểm nhất ở người từng được phát hiện

Sự sống có nhiều loại và hình thức khác nhau. Đôi khi, có những loài sử dụng tia nắng mặt trời để tạo ra năng lượng - giống như thực vật, trong khi đó có những loài lại chọn cách ký sinh và gây hại cho vật chủ.

Đăng ngày: 28/07/2022
Vi sinh vật, nấm mốc

Vi sinh vật, nấm mốc "tấn công" Trạm vũ trụ: Liệu chúng có gây hại cho phi hành gia không?

Việc phát hiện ra nấm mốc, vi sinh vật trên các trạm vũ trụ khiến các nhà khoa học lo lắng về hậu quả nghiêm trọng mà con người phải chịu khi chúng trở về Trái đất.

Đăng ngày: 28/07/2022
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ cách diệt gián và tránh loài vật khó chịu này

Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ cách diệt gián và tránh loài vật khó chịu này

Theo các chuyên gia Nhật Bản, dưới đây là những cách tốt nhất để diệt gián và một số cách phòng tránh.

Đăng ngày: 26/07/2022
Hoa xác thối khổng lồ nở liên tiếp ở Bắc Kinh

Hoa xác thối khổng lồ nở liên tiếp ở Bắc Kinh

Ba bông hoa xác thối lần lượt nở ở vườn bách thảo tại Bắc Kinh cung cấp cơ hội nghiên cứu hiếm có cho các nhà khoa học.

Đăng ngày: 23/07/2022
Virus mới tại châu Phi nguy hiểm thế nào?

Virus mới tại châu Phi nguy hiểm thế nào?

Marburg là virus bắt nguồn từ dơi ăn quả ở châu Phi, lây lan từ người sang người qua dịch thể hô hấp, gây bệnh xuất huyết " giống ma" với tỷ lệ tử vong gần 90%.

Đăng ngày: 21/07/2022
Các nhà khoa học đã có thể điều khiển não ruồi từ xa

Các nhà khoa học đã có thể điều khiển não ruồi từ xa

Một nghiên cứu mới đã tạo ra những con ruồi giấm mà " về cơ bản" có thể được điều khiển từ xa.

Đăng ngày: 20/07/2022
Phát hiện dấu tích cổ xưa nhất về bản năng bảo vệ trứng của côn trùng

Phát hiện dấu tích cổ xưa nhất về bản năng bảo vệ trứng của côn trùng

Các nhà khoa học cho rằng việc côn trùng mang trứng trên người có thể là chỉ dấu cho thấy sự thích nghi với môi trường sinh thái hoặc phản ứng trước những biến động trong hệ sinh thái ở hồ cổ đại.

Đăng ngày: 20/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News