Thuốc donanemab - đột phá trong việc điều trị bệnh Alzheimer
Thuốc donanemab đã được chứng minh có thể làm giảm khoảng 30% nguy cơ suy giảm trí nhớ và nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer, nhưng tỷ lệ này tăng gấp đôi lên đến 60% nếu bệnh nhân được điều trị sớm.
Kết quả thử nghiệm thuốc donanemab điều trị Alzheimer của công ty dược Eli Lilly (Mỹ) cho thấy thuốc có tác dụng tốt nhất nếu bệnh nhân được điều trị sớm, lý tưởng nhất là trước khi phát triển các triệu chứng.
Thông tin này hứa hẹn dẫn đến sự đột phá trong điều trị chứng bệnh mất trí nhớ.
Hình ảnh não của bệnh nhân Alzheimer khi chụp PET. (Nguồn: Reuters).
Theo dữ liệu thử nghiệm mới nhất được trình bày tại Hội nghị quốc tế của Hiệp hội Alzheimer ở Amsterdam (Hà Lan) ngày 17/7, thuốc donanemab đã được chứng minh có thể làm giảm khoảng 30% nguy cơ suy giảm trí nhớ và nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer, nhưng tỷ lệ này tăng gấp đôi lên đến 60% nếu bệnh nhân được điều trị từ khi mới xuất hiện triệu chứng nhẹ.
Kết quả nghiên cứu trên hơn 1.700 bệnh nhân cho thấy thuốc donanemab kém hiệu quả hơn đối với bệnh nhân ở các giai đoạn sau, người cao tuổi cũng như những người có nồng độ protein Tau cao, vốn là tác nhân thúc đẩy sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Người đứng đầu bộ phận khoa học thần kinh tại Eli Lilly, Anne White, cho biết kết quả trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và chẩn đoán sớm trong điều trị Alzheimer.
Eli Lilly hy vọng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ sẽ cấp phép lưu hành thuốc donanemab vào cuối năm nay.
Công ty cũng cho biết đang nộp đơn xin cấp phép lên các cơ quan quản lý khác trên thế giới và tiến trình này dự kiến hoàn tất vào cuối năm.
Donanemab là kháng thể tiêm tĩnh mạch được thiết kế để loại bỏ các chất kết dính của một loại protein gọi là beta amyloid khỏi não của bệnh nhân mắc Alzheimer.
Mới đây, FDA Mỹ đã phê duyệt thuốc leqembi, có cơ chế hoạt động tương tự donanemab, do Tập đoàn Eisai của Nhật Bản và công ty Biogen của Mỹ phối hợp phát triển. Thuốc dành cho những bệnh nhân mắc Alzheimer giai đoạn đầu.
Đây là phương pháp điều trị bệnh Alzheimer đầu tiên được FDA Mỹ "bật đèn xanh", được coi như một bước đột phá lớn trong điều trị bệnh Alzheimer.
Theo Hiệp hội Alzheimer, hơn 6 triệu người Mỹ đang chung sống với bệnh Alzheimer và đến năm 2050, con số này dự kiến sẽ tăng lên gần 13 triệu người.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trên thế giới hiện có hơn 55 triệu người mắc Alzheimer hoặc các chứng bệnh về suy giảm trí nhớ.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
