Thước phim bong bóng nước cỡ nano hình thành từ không khí

Nhờ kỹ thuật mới, các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát trực tiếp bong bóng nước cỡ nano hình thành với chất xúc tác là kim loại paladi.


(Video: Vinayak Dravid/Northwestern University)

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Northwestern, bang Illinois, phát triển phương pháp mới để quan sát và phân tích các phân tử khí theo thời gian thực, IFL Science hôm 1/10 đưa tin. Phương pháp này bao gồm việc bẫy các phân tử khí trong lò phản ứng nano hình tổ ong nhờ màng thủy tinh siêu mỏng, sau đó quan sát bằng kính hiển vi điện tử truyền qua chân không cao.

Sử dụng kỹ thuật mới, nhóm nghiên cứu tìm hiểu một bí ẩn đã tồn tại hàng trăm năm: cách kim loại hiếm paladi hoạt động như một chất xúc tác và tạo ra nước nhanh chóng từ hydro và oxy. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Kết quả, nhóm nghiên cứu ngạc nhiên khi thấy hydro chui vào paladi, sau đó một bong bóng nước cỡ nano hình thành. "Chúng tôi nghĩ đây có thể là bong bóng nhỏ nhất từng hình thành và được quan sát trực tiếp. Đây không phải là điều chúng tôi dự kiến. May mắn thay, chúng tôi đã ghi hình lại", Yukun Liu, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Thước phim bong bóng nước cỡ nano hình thành từ không khí
Bong bóng nước hình thành từ kim loại paladi.

Ngoài bằng chứng hình ảnh, nhóm chuyên gia cũng phân tích bong bóng bằng kỹ thuật Phổ tổn hao năng lượng điện tử (EELS) - kỹ thuật mà tàu Chandrayaan-1 của Ấn Độ từng sử dụng để xác nhận sự hiện diện của nước trên Mặt Trăng - ở quy mô nano.

"Bằng cách quan sát trực tiếp quá trình tạo nước ở quy mô nano, chúng tôi có thể xác định những điều kiện tối ưu để tạo nước nhanh chóng trong điều kiện môi trường. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng cho ứng dụng thực tế, ví dụ như giúp tạo nước nhanh trong không gian sâu bằng khí và chất xúc tác kim loại mà không cần những điều kiện phản ứng cực đoan", Vinayak Dravid, tác giả cao cấp của nghiên cứu, bổ sung.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện, thứ tự đưa hydro và oxy vào ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ paladi tạo nước. Cụ thể, việc thêm hydro trước, sau đó đến oxy, cho tốc độ phản ứng nhanh nhất. Vì các nguyên tử hydro rất nhỏ, chúng có thể chen vào giữa những nguyên tử paladi, khiến kim loại này giãn nở. Sau khi bơm đầy hydro vào paladi, các nhà khoa học mới thêm khí oxy.

Ngoài việc quan sát quá trình này ở quy mô siêu nhỏ, nghiên cứu mới còn có thể mang đến những kỹ thuật sản xuất nước tốt hơn. Một lĩnh vực mà kỹ thuật này dự kiến đóng vai trò quan trọng là du hành vũ trụ. Với paladi được bơm sẵn hydro, phi hành gia chỉ cần thêm oxy để tạo ra nước uống. Nước là tài nguyên thiết yếu trong nhiệm vụ ghé thăm hoặc thiết lập căn cứ trên những hành tinh xa xôi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất tự nuốt mình rồi

Trái đất tự nuốt mình rồi "mắc nghẹn" ở Thái Bình Dương?

Dữ liệu địa chấn bất thường ở Thái Bình Dương đã tiết lộ một cấu trúc khổng lồ bí ẩn chui vào lòng Trái đất từ thời khủng long.

Đăng ngày: 03/10/2024
Bí ẩn

Bí ẩn "nước mắt Đức Phật" của tượng Phật khổng lồ Leshan: Hiện tượng khoa học hay truyền thuyết?

Tượng Phật khổng lồ Leshan tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, là một biểu tượng vĩ đại không chỉ vì kích thước khổng lồ mà còn vì những câu chuyện kỳ bí xung quanh.

Đăng ngày: 02/10/2024
Toà chung cư đông đúc nhất thế giới: Có thể chứa tới 30.000 người, khung cảnh bên trong gây choáng ngợp

Toà chung cư đông đúc nhất thế giới: Có thể chứa tới 30.000 người, khung cảnh bên trong gây choáng ngợp

Toà nhà có tên Regent International tại Hàng Châu (Trung Quốc) đã khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp bởi sức chứa khổng lồ của nó.

Đăng ngày: 02/10/2024
Tàu viên đạn Nhật Bản không gây tai nạn suốt 60 năm

Tàu viên đạn Nhật Bản không gây tai nạn suốt 60 năm

Tàu Shinkansen không gây tai nạn chết người và thương tích nào từ khi bắt đầu hoạt động và thời gian trễ chuyến trung bình chưa đến 5 phút.

Đăng ngày: 02/10/2024
Loài vật nào đẻ nhiều nhất trong thế giới tự nhiên?

Loài vật nào đẻ nhiều nhất trong thế giới tự nhiên?

Số lượng con mà một loài động vật có thể đẻ ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và chủ đề này phức tạp hơn những gì mà bạn nghĩ.

Đăng ngày: 01/10/2024
Bụi sa mạc được biến đổi thành khoáng chất nuôi dưỡng sự sống

Bụi sa mạc được biến đổi thành khoáng chất nuôi dưỡng sự sống

Bụi sa mạc đang được bầu khí quyển Trái Đất chuyển hóa thành khoáng chất, và từ đó nuôi dưỡng sự sống.

Đăng ngày: 01/10/2024
Thiết bị sản xuất điện ban đêm từ bức xạ hồng ngoại

Thiết bị sản xuất điện ban đêm từ bức xạ hồng ngoại

Thiết bị của nhóm nghiên cứu Đại học New South Wales sử dụng bộ phận bán dẫn đặc biệt để thu thập bức xạ hồng ngoại mà Trái Đất phát ra và biến đổi thành điện.

Đăng ngày: 01/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News